Thực trạng phương tiện dạy họ cở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 55 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Thực trạng phương tiện dạy họ cở các trường tiểu học

Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã mở ra con đường rộng hơn cho các đơn vị đầu tư PTDH. Vì vậy thời gian qua việc mua sắm PTDH tại các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước có nhiều chuyển biến tốt. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này có hạn chế dẫn đến việc trang bị các PTDH vẫn còn bất cập.

2.3.1.1. Về số lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học

Qua khảo sát 09 trường tiểu học đối với CBQL (10 HT, P.HT), cán bộ phụ trách PTDH (07), GV (170) và HS (360) chúng tôi có được kết quả về số lượng PTDH ở các trường Tiểu học được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Mức độ đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học.

Đối tƣợng khảo sát Đầy đủ Tƣơng đối đầy đủ Thiếu nhiều Thiếu rất nhiều Điểm trung bình Thứ bậc

Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng 1 7 1 1

2,10 4

Tổ trưởng chuyên môn 7 30 7 1 2,95 2

Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 1 5 1 0

3,00 1

Giáo viên 8 79 20 18 2,61 3

Điểm trung bình chung 2,66

Dựa vào bảng số liệu về mức độ đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học thì điểm trung bình chung của cả 3 nhóm đối tượng tham giá đánh giá gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên là 2,66. Như vậy, cả 4 nhóm đối tượng đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học ở mức tương đối đầy đủ.

Trong đó với nhóm đối tượng cán bộ phụ trách phương tiện dạy học có đánh giá cao nhất cho số lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học với điểm trung bình là 3,0 cùng với nhóm khách thể là tổ trưởng chuyên môn (điểm trung bình là 2,95). Còn nhóm đối tượng Hiệu trưởng, phó hiệu trường và nhóm giáo viên đánh giá số lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức độ tương đối đầy đủ với số điểm trung bình lần lượt là 2,1 và 2,61.

Tuy nhiên nhận thấy cán bộ phụ trách phương tiện dạy học là người trực tiếp quản lý, tiếp nhận, bảo quản, vận hành việc sử dụng nên theo dõi cụ thể và đánh giá được mức độ đầy đủ của các phương tiện dạy học. Giáo viên là nhóm đối tượng chính sử dụng các phương tiện và có nhu cầu trực tiếp nên số lượng phương tiện dạy học có đầy đủ cho các tiết học hay không cần sự thông báo chặt chẽ từ giáo viên lên cán bộ quản lý để có hướng điều chỉnh bổ sung.

Từ số liệu từ tổng quan cho đến cụ thể theo từng đối tượng đánh giá thì số lượng phương tiện dạy học ở các trưòng tiểu học không được đảm bảo. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình dạy học của các giáo viên khi thiếu phương tiện dạy học từ đó thì chất lượng buổi dạy đến với học sinh không được đảm bảo tốt nhất.

HS đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở các trường tiểu học ở mức tương đối đầy đủ, với điểm trung bình là 2,75 (cụ thể: 54,72% là tỷ lệ cao nhất

với mức độ đánh giá tương đối đầy đủ, 23,89% là tỷ lệ % đánh giá ở mức độ thiếu nhiều, 13,89 % là tỷ lệ % đánh giá ở mức đầy đủ, 7,5% đánh giá ở mức độ thiếu rất nhiều.

Như vậy số lượng phương tiện dạy học trang bị ở các trường tiểu học được HT,PHT, CBPTPTDH, GV, HS đánh giá đa phần ở mức độ tương đối đầy đủ.

Nhìn chung mức độ trang bị PTDH ở các trường tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, hầu hết ở các trường tiểu học chỉ ở mức tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp với BGH các trường tiểu học hiện nay, vẫn còn một số môn còn thiếu so với yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Đặc biệt, đó là các phương tiện nghe nhìn, Ti vi thông minh, máy vi tính, máy projector.

Qua khảo sát mức độ đáp ứng các PTDH phục vụ cho việc đổi mới nội dung, chương trình SGK và PPDH được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá về mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học

Đối tƣợng khảo sát Thiếu rất nhiều Thiếu nhiều Tƣơng đối đầy đủ Đầy đủ Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 1 7 1 1 2,10 4 Tổ trưởng chuyên môn 1 27 10 7 2,51 2 Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 0 6 1 0 2,85

1

Giáo viên 12 70 40 3 2,27 3

Điểm trung bình chung 2,43

Từ bảng số liệu đánh giá về mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học nhận thấy 4 nhóm đối tượng tham gia đánh giá là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên ở mức độ từ tương đối đầy đủ với điểm trung bình chung là 2,43.

Trong đó nhóm đối tượng cán bộ phụ trách phương tiện dạy học là nhóm đối tượng trực tiếp thay đổi, đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học đánh giá ở mức độ cao nhất với điểm trung bình 2,85. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở mức độ tương đối đầy đủ với điểm trung bình là 2,51.

Giáo viên là nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng các phương tiện dạy học và hiểu rõ các phương tiện dạy học có được đáp ứng kịp thời hay đầy đủ cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Nhóm đối tượng giáo viên đánh giá mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở mức độ từ tương đối đầy đủ với điểm trung bình là 2,27.

Nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là nhóm ít làm việc hay tiếp xúc với các phương tiện dạy học nhất đánh giá mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học chỉ ở thiếu nhiều với điểm trung bình là 2,1. Đây là nhóm quản lý nên khó theo dõi kịp thời hay chưa được báo cáo nên mức độ đánh giá sẽ khác so với 2 nhóm đối tượng còn lại. CBQL cũng khẳng định “Số lượng cơ bản đáp ứng cho việc giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng chỉ đạt ở mức trung bình. Đặc biệt bộ đồ dùng Toán và Tiếng Việt của lớp 1 đã mất các chi tiết” (Phỏng vấn sâu 1).

2.3.1.2. Về chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học

Kết quả khảo sát về chất lượng PTDH được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá về chất lượng PTDH ở các trường tiểu học

Đối tƣợng khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 1 5 2 1 1 2,80 4 Tổ trưởng chuyên môn 6 28 8 2 1 3,80 2 Cán bộ phụ trách phương tiện dạy học

2 3 1 1 0 3,85 1

Giáo viên 10 40 62 8 5 3,34 3

Điểm trung bình chung 3,44

Từ bảng số liệu đánh giá về chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học có được mức độ đánh giá của 3 nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học và giáo viên là ở mức Khá với điểm trung bình là 3,44.

dạy học ở mức độ cao nhất trong 4 nhóm đối tượng với điểm trung bình là 3,85 và ở mức độ Khá.

Tiếp đến là nhóm khách thể là tổ trưởng chuyên môn đánh giá về chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức độ Khá với điểm trung bình là 3,80.

Nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đánh giá chất lượng của phương tiện dạy học ở trường tiểu học ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 2,80.

Còn nhóm đối tượng Giáo viên chỉ đánh giá chất lượng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức trung bình với điểm trung bình là 3,34. Theo đó GV là nhóm đối tượng có đánh giá thấp về chất lượng các PTDH so với ba nhóm đối tượng HT, PHT, TTCM và CNPTPTDH. Nhóm GV là nhóm thường xuyên và trực tiếp sử dụng PTDH nên đánh giá của GV có tính xác thực cao. Ngoài ra đánh giá của GV còn dựa trên chất lượng trong của PTDH đối với HS như thế nào, có đảm bảo cho chất lượng giờ dạy trên lớp hay không.

Qua đánh giá của HT, PHT, GV, TTCM, CBPTPTDH kết luận được chất lượng của PTDH ở các trường đạt được mức độ Khá, các PTDH không đạt yêu câu vẫn có nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Vì thế cần nâng cao chất lượng PTDH và khôi phục các thiết bị không đạt chất lượng. Điều này cũng được thể hiện trong khi phỏng vấn sâu CBQL “Chất lượng hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. Tuy nhiên một số bộ đồ dùng cho học sinh mất các chi tiết như: Bộ lắp ráp kỹ thuật lớp 4, lớp 5; Bộ đồ dùng Toán, Tiếng Việt lớp 1” (Phỏng vấn sâu 3).

Như vậy, chất lượng các thiết bị hiện tại được cung cấp thường ở mức khá và đạt. Qua trao đổi thêm ở các tổ bộ môn được biết, một số dụng cụ thực hành độ chính xác chưa cao, mau hư hỏng. Đặc biệt nhóm đối tượng giáo viên là nhóm trực tiếp sử dụng các phương tiên dạy học và biết rõ chất lượng của các phương tiên dạy học có đảm bảo cho quá trình giảng dạy hay không thì đánh giá chất lượng chỉ ở mức không đạt; Điều này cần các bộ phận phụ trách phương tiện dạy học và cấp quản lý hiệu trưởng và phó hiệu trưởng quan tâm khảo sát lấy ý kiến để đảm bảo chất lượng cho phương tiện dạy học; Không làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

2.3.1.3. Về tính đồng bộ của phương tiện dạy học ở các trường tiểu học Bảng 2.11. Đánh giá về tính đồng bộ của phương tiện dạy học

ở các trường tiểu học Đối tƣợng khảo sát Rất đồng bộ Đồng bộ Chƣa đồng bộ lắm Không đồng bộ Điểm trung bình Thứ bậc

Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng 0 3 6 1

2,20 2

Tổ trưởng chuyên môn 1 10 30 4 2,17 3

Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 0 3 3 1

1,60 4

Giáo viên 6 40 67 12 2,32 1

Điểm trung bình chung 2,07

Đánh giá về tính đồng bộ của phương tiện dạy học ở các trường tiểu học nhóm cán bộ phụ trách phương tiện dạy học có đánh giá ở mức độ thấp nhất trong 4 nhóm đối tượng tham gia đánh giá với điểm trung bình là 1,6 tương ứng ở mức độ chưa đồng bộ lắm.

Nhóm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và nhóm giáo viên đánh giá tính đồng bộ của phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức độ chưa đồng bộ lắm với điểm trung bình lần lượt là 2,2; 2,17 và 2,21. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy cả bốn nhóm đối tượng đều có đánh giá chung về tính đồng bộ của phương tiện dạy học chỉ ở mức chưa đồng bộ lắm với điểm trung bình chung là 2,07. Dẫn đến thực tế là phương tiện dạy học ở các trường tiểu học hầu như không có tính đồng bộ và vấn đề động bộ phương tiện dạy học cần có sự quan tâm nhiều hơn.

HS đánh giá về tính đồng bộ của các phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ở mức chưa đồng bộ (điểm trung bình là 2,35), cụ thể: với mức độ chưa đồng bộ lắm chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,33%, mức độ đồng bộ chiếm 21,67%, mức độ rất đồng bộ chiếm 9,72% và mức độ không đồng bộ chiếm tỷ lệ chiếm 5,28%.

Từ số liệu đánh giá trên nhận thấy chưa có tính đồng bộ cao của các PTDH ở các trường tiểu học. Vì thế cần nâng cao tính đồng bộ của PTDH từ đó mới giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của PTDH ở các trường tiểu học.

Để biết được nguyên nhân của sự thiếu đồng bộ, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 nhóm đối tượng (CBQL, CBPTPTDH và GV), kết quả thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Nguyên nhân không đồng bộ của phương tiện dạy học Đối tƣợng Các ngyên nhân HT, PHT CBPTDH TTCM GV SL % SL % SL % SL % Sở GD-ĐT cấp phát không đồng bộ 02 20,00 04 57,14 24 53,33 72 57,60 Nhà trường mua sắm thiếu kế hoạch 02 20,00 01 14,29 12 26,67 26 20,80 Do sử dụng hư hỏng,

hao hụt chưa có kinh phí sửa chữa hoặc mua sắm bổ sung

04 40,00 00 0,00 6 13,33 22 17,60

Do công tác chỉ đạo

của nhà trường chưa tốt 02 20,00 02 28,57 03 6,67 5 4,00 Nhìn vào bảng 2.12 cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các PTDH chưa đồng bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phát không đồng bộ, cung cầu chưa hợp lý; do sử dụng hư hỏng, hao hụt, chưa có kinh phí sửa chữa hoặc mua sắm bổ sung kịp thời; do nhà trường mua sắm thiếu kế hoạch; do nguồn kinh phí còn hạn chế, mỗi năm các trường lập dự trù kinh phí mua sắm một số lượng ít các PTDH nên dẫn đến sự chắp vá, thiếu đồng bộ của các PTDH. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo của nhà trường chưa tốt, thiếu kế hoạch trang bị PTDH ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; do xây dựng trường lớp chưa có tầm nhìn từ các nhà quản lý.

2.3.1.4. Về tính hiện đại của phương tiện dạy học

Bảng 2.13. Đánh giá về tính hiện đại của phương tiện dạy học

Đối tƣợng khảo sát Rất hiện đại Hiện đại Ít hiện đại Còn lạc hậu Điểm trung bình Thứ bậc

Hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng 1 3 4 2

2,30 2

Tổ trưởng chuyên môn 1 8 34 2 2,17 3

Cán bộ phụ trách

phương tiện dạy học 0 2 4 1

2,14 4

Giáo viên 11 39 65 10 2,40 1

Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên đến học sinh trở nên thú vị hơn tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, tính hiện đại của PTDH qua sự khảo sát 4 nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ phụ trách phương tiện dạy học, giáo viên từ bảng số liệu 2.13 cho thấy thực trạng về vấn đề này.

Đánh giá về tính hiện đại của phương tiện dạy học nhóm đối tượng giáo viên đánh giá cao nhất trong 4 nhóm đối tượng tham gia đánh giá với điểm trung bình là 2,40 tương ứng với mức độ ít hiện đại.

Còn 3 nhóm đối tượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và CBPTPTDH chỉ đánh giá ở mức độ chưa hiện đại lắm với điểm trung bình lần lượt là 2,3; 2,17 và 2,14.

Tuy nhiên xét về số liệu chung thì tính hiện đại của phương tiện dạy học cũng được đánh giá ở mức độ hiện đại mặc dù không quá hiện đại. Nhận thấy rằng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học cũng đã có sự chú trọng đầu tư và không bị lạc hậu.

Về tính hiện đại của PTDH được học sinh đánh giá ở mức độ chưa hiện đại lắm (với điểm trung bình là 2,43), cụ thể: ở mức độ hiện đại được HS đánh giá ở mức độ 28,82%, ở mức độ rất hiện đại được học sinh đánh giá 14,17% đây là đối tượng đánh giá tính hiện đại của phương tiện dạy học cao nhất trong 4 đối tượg khảo sát và ở mức độ còn lạc hậu HS đánh giá chiếm tỷ lệ là 11,39%.

Qua số liệu đánh giá trên nhận thấy các PTDH chưa được hiện đại lắm thậm chí

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 55 - 64)