1.1.2 .Các nghiên cứu ở trong nước
3.2. Các biện pháp quản lý phương tiện dạy họ cở các trường tiểu học huyện Hớn
3.2.2. Đổi mới công tác mua sắm, trang bị PTDH theo hướng đồng bộ
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Đổi mới công tác mua sắm, trang bị PTDH theo hướng đồ bộ sẽ cho phép CBQL, CBPT PTDH kiểm sốt được một cách có hệ thống các PTDH, từ đó đánh giá được sự đầy đủ, thiếu hụt của PTDH. Mặt khác, việc trang bị đồng bộ PTDH cịn là cơ sở để GV có thể khai thác tối đa hệ thống PTDH cho việc dạy học, từ đó góp phần nâng chất lượng dạy học, đặc biệt đáp ứng yêu cầu, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để công tác mua sắm, trang bị PTDH theo hướng đồng bộ, cần thực hiện các nội dung sau đây
* Kiểm kê, khảo sát chủng loại và tính đồng bộ của phương tiện dạy học để có kế hoạch đầu tư trang bị
- Hằng năm, nhà trường cần kiểm kê lại toàn bộ các chủng loại PTDH hiện có. Từ đó lập danh mục các loại PTDH, các loại sách nghiệp vụ, sách tham khảo còn thiếu, lên danh mục những PTDH đã có nhưng khơng sử dụng được do mất mát, hư hỏng, không đồng bộ.
- Tiến hành phân loại các PTDH, những loại nào cán bộ, GV và HS có thể tự làm hoặc tự sửa chữa được; loại nào không sửa chữa được cần phải thay thế, mua sắm bổ sung hay đề nghị thanh lý; loại nào là trọng tâm thiết yếu thường được sử dụng nhiều cần được trang bị đầy đủ, kịp thời.
* Xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm, trang bị phương tiện dạy học
- Xây dựng kế hoạch trang bị phương tiện dạy học
Xây dựng kế hoạch trang bị PTDH phải đáp ứng nhu cầu sử dụng trước mắt (từ 1 đến 2 năm) và lâu dài (trung hạn 3 đến 5 năm, dài hạn từ 10 năm trở lên) theo định hướng phát triển GD của nhà trường. PTDH đầu tư phải đồng bộ, chất lượng và đúng yêu cầu kỹ thuật. Cần chú ý trang bị các PTDH hiện đại, trang bị đầy đủ các điều kiện về CSVC để bảo quản tốt PTDH. Mỗi năm, HT nhà trường xây dựng KH DH phải có phương án về PTDH, phương án này phải tính đến năng lực kinh tế tài chính dành cho việc trang bị PTDH phù hợp với sự phát triển của nhà trường, không bớt xén phần ngân sách dành cho việc trang bị PTDH.
Cần xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về công tác QLPTDH, xây dựng kế hoạch cần được thực hiện từng bước hết sức cẩn thận. Xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm PTDH phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng của GV phù hợp với nội dung,
chương trình, SGK, phù hợp với điều kiện CSVC - tài chính của nhà trường. Để lập kế hoạch tốt cần thực hiện các bước cơ bản sau:
+ Điều tra cơ bản: xác định hiện trạng PTDH: số lượng, chất lượng, chế độ bảo quản, phương thức, kết quả sử dụng; đánh giá mức độ trang bị PTDH so với yêu cầu của nhà trường; xác định hiệu quả khai thác các PTDH hiện có.
+ Nghiên cứu danh mục PTDH do Bộ GD-ĐT ban hành, từ đó lựa chọn các PTDH cần thiết và phù hợp với điều kiện CSVC và tài chính của nhà trường.
+ Xác định và cân đối mức kinh phí cần trang bị theo từng năm học và theo chiến lược chung của nhà trường từ 3 đến 5 năm từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau (Nhà nước, viện trợ, các tổ chức xã hội và nhân dân...).
+ Xây dựng KH tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH: mua sắm, sửa chữa, sưu tầm, tự làm. Có chế độ động viên khen thưởng cán bộ GV trong việc bảo quản, sử dụng và tự làm PTDH. Trong kế hoạch cần định rõ mốc thời gian cho những cơng việc cần hồn thành, và có biện pháp chế tài đối với cơng việc chậm trễ hay khơng hồn thành.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trang bị phương tiện dạy học.
Thành lập các tiểu ban mua sắm, thẩm định chất lượng PTDH, phân công trách nhiệm cho từng tiểu ban.
Lập kế hoạch dự toán nguồn vốn dành riêng cho việc trang bị PTDH. Công việc trên đi theo một chu trình: kế hoạch hóa các nguồn vốn; tổ chức sử dụng các nguồn vốn; điều chỉnh nguồn vốn; kiểm tra hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dựa trên cơ sở pháp lý để xây dựng KH mua sắm PTDH.
Cán bộ phụ trách PTDH cần phải có kế hoạch riêng. Kiểm tra thường xuyên PTDH về tình trạng hư hao, thiếu, đủ, tìm hiểu PTDH mới và giới thiệu PTDH đến các tổ bộ môn trong nhà trường.
Giáo viên bộ môn là người hiểu rõ nhất sự cần thiết của PTDH phục vụ cho bộ mơn của mình. Vì thế, cần thơng qua tổ trưởng bộ mơn để đề xuất đầu tư, trang bị PTDH.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trang bị phương tiện dạy học
Các bộ phận được phân công, tự kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và lập báo cáo gởi về cho Ban Kiểm tra nội bộ nhà trường (gồm CBQL, kế toán, viên chức thư viện, thiết bị, thí nghiệm và các tổ trưởng chun mơn).
Cuối năm học Ban Kiểm tra nội bộ sẽ kiểm kê CSVC- PTDH theo báo cáo và tình hình thực tế trang bị PTDH của nhà trường, thực hiện kiểm tra rà soát về số lượng, chất lượng PTDH để thanh lý những PTDH lạc hậu, hư hỏng và lên kế hoạch trang bị PTDH cho năm học mới.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Khi kiểm kê và phân loại cần làm cụ thể, rõ ràng những PTDH còn sử dụng hoặc đã hư để có kế hoạch mua sắm, trang bị cụ thể và đồng bộ.
Các bộ phận có trách nhiệm bảo đảm sự chính xác trong việc phân loại và sắp xếp ngăn nắp khi đã kiểm tra.
Chú ý đầu tư có trọng điểm, ưu tiên dứt điểm cho từng nhóm thiết bị, đặc biệt là các thiết bị hiện đại, bên cạnh đó chú trọng nâng cấp, bảo trì cơ sở thiết bị đang sử dụng để có sự thích ứng, đồng bộ với các thiết bị mới đầu tư.
Kiểm tra chặt chẽ việc mua sắm, trang bị PTDH để đảm bảo về chủng loại, đồng bộ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng kịp thời... Tránh việc mua sắm, trang bị các PTDH không sử dụng được vì khơng đồng bộ, chất lượng kém. Chú trọng việc kiểm tra, nghiệm thu các PTDH mua về, thành phần tham gia nhất thiết phải có những giáo viên am hiểu kĩ thuật, chuyên mơn đổi với những thiết bị, phương tiện có giá trị lớn.