Đa dạng hóa nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 98 - 100)

1.1.2 .Các nghiên cứu ở trong nước

3.2.3.Đa dạng hóa nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị phương tiện dạy học

3.2. Các biện pháp quản lý phương tiện dạy họ cở các trường tiểu học huyện Hớn

3.2.3.Đa dạng hóa nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị phương tiện dạy học

học

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Việc đa dạng hoá nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị PTDH nhằm huy động tối đa các kênh khác nhằm huy động, tăng cường hệ thống PTDH đáp ứng yêu cầu, theo quy định, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Việc đa dạng hoá nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị PTDH cần đảm bảo thực hiện các nội dung sau đây:

* Tăng cường nguồn kinh phí của Nhà nước đầu tư phương tiện dạy học

Đối chiếu các mục tiêu, KH đã xây dựng ban đầu để tiến hành trang bị PTDH. Cân đối nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn vốn từ xã hội hóa GD dành cho trang bị PTDH. Lập dự toán ngân sách cụ thể, chi tiết của hạng mục PTDH theo quy định, đặc biệt theo Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thơng tư số 69/2017/TT-BTC ngày 7 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.

Sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Cũng như vận hành, thử nghiệm, kiểm tra chế độ bảo hành PTDH, sẵn sàng từ chối các PTDH không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật.

* Huy động nguồn tài trợ từ phía xã hội

Ban Giám hiệu trình Hội đồng trường thông qua kế hoạch huy động tài trợ PTDH.

Ban Giám hiệu tiến hành theo quy định việc khai thác thêm các nguồn kinh phí, thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung cho việc mua sắm, trang bị cho các loại PTDH, tăng cường công tác giao lưu kết nghĩa với các tổ chức đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn như Doanh nghiệp gỗ Thái Bình, cơng ty TNHH Đại Tiến Đạt, công ty các mạnh thường quân… nhằm bổ sung điều kiện CSVC và PTDH hiện đại cho nhà trường.

* Phát động và thực hiện phong trào tự làm phương tiện dạy học

Nhà trường chỉ đạo tổ chun mơn rà sốt những PTDH trường chưa có hoặc có nhưng chưa đủ số lượng để đề xuất lên HT cấp kinh phí cho GV tự làm. Đặc biệt, Ban Giám hiệu phân công cho các Tổ chuyên môn thực hiện làm các PTDH phù hợp với đặc trưng của tổ mình. Đồng thời, cần kiểm tra, giám sát hoạt động này một cách liên tục và có hệ thống.

Xây dựng KH trang bị PTDH trong đó lồng ghép KH tự làm PTDH, phát động phong trào thi đua tự làm ĐDDH nhằm bổ sung và làm phong phú thêm kho tư liệu PTDH của nhà trường.

Tổ chức cuộc thi sáng tạo KHKT cấp trường hoặc tham dự cuộc thi sáng tạo KHKT cấp thành phố hàng năm.

Tập huấn, tổ chức cho GV tham gia thiết kế giáo án điện tử E- learning và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học tiên tiến.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc đa dạng hoá nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị PTDH theo quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý chủ quản.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định mức chi khen thưởng GV, HS đã có những đóng góp tích cực trong phong trào làm PTDH.

Huy động tài trợ PTDH từ nguồn xã hội hoá cần thực hiện đúng quy trình, thẩm quyền theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Khi phát động phong trào tự làm ĐDDH cần nêu rõ những ĐDDH mà nhà trường còn thiếu cần bổ sung. Tự làm ĐDDH phải đảm bảo đúng các yêu cầu về PTDH; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 98 - 100)