7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Quản lý việc khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học
Quản lý việc sử dụng PTDH là quản lý mục đích, hình thức, cách thức sử dụng PTDH trong hoạt động dạy học của nhà trường. Trong QTDH, khi PTDH được khai thác sử dụng đúng mục đích, phù hợp với hình thức tổ chức và nội dung dạy học thì người dạy sẽ kích thích được tính chủ động, tích cực và hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức của người học và ngược lại.
Phương tiện dạy học với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. PTDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Ngược lại, nếu sử dụng thiết bị một cách tùy tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn đến hiệu quả học tập không cao, có khi giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp học sinh học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của QTDH.
Vì vậy, việc sử dụng PTDH phải đúng nguyên tắc, đúng quy trình, công tác quản lý việc sử dụng PTDH phải có kế hoạch cụ thể đến từng bộ môn trong nhà trường và đến từng giáo viên.
1.4.2.1. Quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên
Quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH của giáo viên là hoạt động quản lý của Nhà trường đối với giáo viên trong việc khai thác, sử dụng các PTDH trong hoạt động dạy của GV nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của HS theo mục tiêu cần đạt của chương trình giáo dục hiện hành từng môn học. Theo đó, quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH của giáo viên bao gồm các hoạt động như:
- Xây dựng KH sử dụng PTDH trong nhà trường.
- Xây dựng cơ cấu tổ chức QL sử dụng PTDH trong Nhà trường. - Soạn thảo các qui định khi GV sử dụng PTDH.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng PTDH.
- Kiểm tra thường xuyên tính hiệu quả sử dụng PTDH của GV và hồ sơ, sổ sách theo dõi việc mượn ĐDDH.
- Đánh giá định kì hằng năm về việc khai thác sử dụng PTDH để có cơ sở cho việc thi đua khen thưởng và kế hoạch trang bị PTDH cho năm tiếp theo.
Như vậy, công tác quản lý khai thác, sử dụng PTDH của GV được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của GV. Quản lý nội dung này được đánh giá thông qua mức độ thực hiện và tính hiệu quả.
1.4.2.2. Quản lý việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học của học sinh
Quản lý việc khai thác, sử dụng PTDH của học sinh là hoạt động quản lý của Nhà trường đối với học sinh trong việc khai thác, sử dụng các PTDH trong hoạt động học nhằm hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu cần đạt của chương trình giáo dục hiện hành từng môn học. Theo đó, Hiệu trưởng QL việc sử dụng PTDH của HS, chủ yếu gồm các nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức về vai trò của PTDH, GD động cơ và thái độ học tập của HS trong việc sử dụng PTDH gắn liền với các hoạt động cụ thể hóa kiến thức.
- Xây dựng nội quy sử dụng PTDH của HS.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH của HS trong việc vận dụng lý thuyết vào thực hành và việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình sử dụng.
Theo đó, công tác quản lý khai thác, sử dụng PTDH của GV được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của HS. Quản lý nội dung này được đánh giá thông qua mức độ thực hiện và tính hiệu quả.
1.4.3. Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lý phương tiện dạy học
bị hư hỏng, mất mát, làm lãng phí tiền của, công sức, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng. PTDH phải được sắp đặt khoa học để tiện sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản, vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy.
Bảo quản PTDH phải được thực hiện theo quy chế quản lý tài sản của Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra hàng năm ... cần có hệ thống sổ sách quản lý việc mượn trả TBDH của giáo viên để nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, công tác bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết, quan trọng trong mỗi nhà trường.
Ngay sau khi sử dụng TBDH phải được làm sạch và bảo quản đúng theo quy định, thực hiện bảo quản theo chế độ phù hợp đối với từng loại dụng cụ, thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật. Quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường… đối với các thiết bị điện tử hiện đại, đắt tiền (như máy chiếu, máy vi tính, bảng thông minh…) đồng thời bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các thiết bị thí nghiệm có độc hại, gây ô nhiễm phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Cần bố trí kinh phí hợp lý để mua sắm vật tư, bổ sung phụ tùng, linh kiện cho việc định kỳ bảo dưỡng, bảo quản.
Quản lý việc sửa chữa, bảo quản PTDH gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Nâng cao trình độ nhận thức của CB, GV, NV và HS về vai trò của PTDH. - Xây dựng KH sửa chữa, bảo quản PTDH và thanh lý hoặc tiêu hủy PTDH không còn khả năng sử dụng.
- Chỉ đạo việc sửa chữa, bảo quản, thanh lý PTDH; QL CSVC và các điều kiện bảo quản PTDH.
- Kiểm tra, đánh giá việc thanh lý PTDH theo quy trình và quy định.
Như vậy, quản lý sửa chữa, bảo quản thanh lý PTDH được thực hiện thông qua việc: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, sửa chữa, thanh lý PTDH. Quản lý nội dung này được đánh giá thông qua mức độ thực hiện và tính hiệu quả.
Cùng với việc đầu tư mua sắm, trang bị mới, việc khai thác và sử dụng các PTDH, các trường phải chú ý thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các phương tiện, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vừa tiết kiệm được kinh phí.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý phƣơng tiện dạy học ở trƣờng tiểu học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý PTDH của trường tiểu học, các yếu tố khách quan, chủ quan. Sau đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý PTDH của trường tiểu học.
1.5.1. Những yếu tố khách quan
Do điều kiện ngân sách nhà nước đầu tư cho việc trang bị, mua sắm còn hạn chế; hiện nay việc đầu tư trang bị PTDH của các trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước trích từ trong nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, của trường hoặc được cung cấp trực tiếp từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cấp, tuy nhiên mức độ kinh phí dành cho PTDH chưa cao. Hầu như các trường chưa phát huy được vai trò xã hội hóa giáo dục cho việc đầu tư PTDH mà chỉ tập trung vào đầu tư cơ sở trường lớp, chưa tập trung cho PTDH. Kinh phí dành cho đầu tư PTDH tại các trường chưa thể đáp ứng so với yêu cầu, mức độ đầu tư được tăng lên hàng năm nhưng sự đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào các loại PTDH truyền thống, sự đầu tư cho PTDH hiện đại còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên.
Cơ sở vật chất của các trường được thiết kế xây dựng ban đầu không đúng quy cách trường chuẩn QG và nhiều trường xuống cấp trầm trọng cần sửa chữa lớn ngoài khả năng của nhà trường. Bên cạch đó do kinh phí còn hạn chế nên việc đầu tư các điều kiện phục vụ cho việc quản lý PTDH ở các trường hiện nay còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. CSVC phục vụ việc quản lý như phòng học, thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ, không đủ chuẩn. Hầu hết ở các trường chưa có phòng làm việc cho giáo viên và cán bộ làm công tác thiết bị, các điều kiện hỗ trợ như bàn ghế, máy móc còn thiếu nhiều. Các phòng thí nghiệm, thực hành chưa đầy đủ mà chỉ sử dụng chắp vá hoặc ghép nhiều môn nên việc sắp xếp, chứa đựng chưa gọn gàng, không có hệ thống, thiếu tính khoa học. Do đó cũng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý PTDH, việc quản lý chưa thực sự mang lại hiệu quả và có khoa học cũng trực tiếp ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và bảo quản các PTDH.
Theo cách kiểm tra đánh giá, thi cử ở các bậc học như hiện nay, đặc biệt ở bậc học Tiểu học thì GV và HS xem nhẹ khâu thực hành, thí nghiệm. Điều đó làm cho một bộ phận GV, HS kể cả CBQL nhận thức lệch về vai trò của PTDH trong QTDH như hiện nay.
- Với nội dung, chương trình DH hiện nay vẫn còn khá nặng, nếu dạy có sử dụng PTDH thì khó đảm bảo thời gian.
khăn khi cần sử dụng PTDH để đổi mới PPDH.
1.5.2. Những yếu tố chủ quan
Nhận thức về vai trò của PTDH của của GV, CBQL, HS, CM và cấp trên đối với chất lượng dạy học của nhà trường: Để các PTDH được phát triển thì việc nhận thức vị trí vai trò của các PTDH đối với quá trình dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng, có nhận thức đúng thì mới có quan điểm đúng trong việc đầu tư phát triển. Vì vậy, các lực lượng chức năng trong nhà trường phải nhất quán quan điểm thường xuyên quan tâm chăm lo đầu tư mua sắm trang bị các PTDH phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường. Phương tiện càng hiện đại, càng đầy đủ thì chất lượng dạy học ngày càng cao.
Tạo điều kiện cho CB-GV-NV đi tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng và quản lý các phòng thực hành thí nghiệm ở những trường chuẩn quốc gia.
Tình hình sử dụng PTDH chưa được tốt do GV ngại khó, ngại mất thời gian, kỹ năng sử dụng chưa thành thạo; chưa có quy định rõ ràng để khuyến khích, động viên GV sử dụng PTDH.
Cán bộ QL chưa quan tâm công tác tự làm ĐDDH. Chính vì thế việc tự làm ĐDDH ở GV còn nhiều hạn chế.
Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá của lãnh đạo nhà trường và các bộ phận QL PTDH chưa được chặt chẽ. Bộ máy quản lý PTDH của các nhà trường hiện nay chủ yếu bao gồm Hiệu trưởng, P.HT phụ trách CSVC, nhân viên thiết bị, kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ các nội dung của quản lý PTDH từ khâu trang bị đến bảo quản và sử dụng. Sự hoạt động của bộ máy chưa được đồng bộ, chưa có kế hoạch chi tiết nên đó chính là yếu tố dẫn đến hiệu quả quản lý PTDH chưa cao. Công tác kiểm tra việc quản lý PTDH hầu như được lồng vào kiểm tra, kiểm kê tài sản theo năm tài chính, chủ yếu dựa trên hồ sơ, sổ sách dẫn đến có một số bài giáo viên không sử dụng dụng cụ trực quan. Bên cạnh đó, việc sử dụng PTDH chưa được xem trọng và gắn vào các tiêu chí thi đua hàng năm.
Phương tiện dạy học ở các trường chủ yếu được kiểm tra ở mức độ về số lượng, chưa đi sâu kiểm tra về chất lượng và tính đồng bộ. Chính vì vậy đây là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ của PTDH trong các nhà trường, do đó trong thời gian tới Hiệu trưởng các nhà trường cần có giải pháp trang bị đầy đủ và đồng bộ hơn về PTDH hiện đại cũng như truyền thống đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của giáo viên mới có thể đảm bảo hiệu quả giảng dạy phù hợp với xu thế phát triển ngày nay của giáo dục.
Tiểu kết chƣơng 1
Phương tiện dạy học là điều kiện quan trọng không thể thiếu được của QTDH nhất là ở môi trường giáo dục bậc tiểu học. PTDH luôn đồng hành với nội dung, phương pháp trong tiến trình đổi mới nội dung chương trình dạy học.Do vậy, việc đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống CSVC - PTDH là việc làm cần thiết và cấp bách.
Quản lí phương tiện dạy học là một trong những hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Nó vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để làm tốt nhiệm vụ, hiệu trưởng cần phải nhận thức sâu sắc các cơ sở lý luận của việc sử dụng PTDH để làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo, đề ra các quyết định quản lý đúng đắn, tổ chức bộ máy đội ngũ nhân sự QL PTDH và phối hợp các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện QL PTDH trong nhà trường. Giáo viên người sử dụng trực tiếp PTDH và những CB phụ trách PTDH phải có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm QLPTDH có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Tuy nhiên lúc nào cũng tồn tại mặt hạn chế của nó bởi không phải lúc nào và bất cứ đâu phương tiện kỹ thuật cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của HS. Nhiều khi, nếu sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện kỹ thuật lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho HS hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém.
Do đó, khi sử dụng PTDH, người giáo viên phải nắm vững ưu, nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để từ đó có được hiệu quả dạy học như mình mong muốn.
Qua phân tích cơ sở lý luận và những vấn đề trình bày ở chương 1, cho thấy cơ sở lý luận nêu trên là cần thiết. Song, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân của thực trạng quản lý PTDH ở trường tiểu học trên một địa bàn nghiên cứu, sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLPTDH ở trường tiểu học. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC
CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát thực trạng trong chương 2 của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá và xác định những ưu điểm và hạn chế trong thực tế quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Đồng thời, khảo sát thực trạng còn là làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý PTDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường tiểu học.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng phương tiện dạy học tại các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước (thực trạng việc đầu tư, mua sắm, trang bị phương tiện dạy học ; việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học; việc bảo quản, sửa chữa phương tiện dạy học; việc tự làm phương tiện dạy học; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học)
- Thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học Hớn Quản, tỉnh Bình Phước (Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về PTDH; quản lý khâu lựa