mầm non
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của sinh viên thực tập tại Trường Mầm non Thực hành (MNTH) Hoa Sen về sự cần thiết ứng dụng STEAM trong Giáo dục mầm non, kết quả như sau: Đa số ý kiến của sinh viên cho rằng ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non không chỉ giúp sinh viên vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả nhất mà còn là động lực thúc đẩy tính tự giác trong giáo dục, tự giác tìm tịi học hỏi các kinh nghiệm giáo dục từ bạn bè, đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức 25 sinh viên ngành giáo dục mầm non thực hành tại Trường MNTH Hoa Sen năm 2020 về sự cần thiết ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non như sau:
TT Mức độ cần thiết Số lượng % 1 Rất cần thiết 15 60% 2 Cần thiết 7 28% 3 Không cần thiết 3 12% Bảng 1: Nhận thức của SV về sự cần
thiết ứng dụng STEAM trong GDMN Biểu đồ 1: Nhận thức của SV về sự cần thiết ứng dụng STEAM trong GDMN Rất cần thiết 60%
Cần thiết 28%
Không cần thiết 12%
Từ bảng 1 và biểu đồ 1 trên cho thấy 60% SV cho việc ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non là cần thiết và rất cần thiết. Chính vì lý do đó, khi tiếp nhận sinh viên đến Trường thực hành Nhà trường đã bắt đầu cho sinh viên tiếp cận với STEAM và hướng dẫn cho các em ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
Tuy nhiên, qua trao đổi với sinh viên, chúng tôi nhận thấy sinh viên thường gặp một số vấn đề nổi bật sau trong quá trình thực hành ứng dụng cách tiếp cận STEAM trong GDMN:
Một là, sinh viên thường dễ bị nhầm lẫn STEAM là hoạt động tạo hình. Về bản chất, STEAM các hoạt động STEAM thường có sản phẩm cụ thể của trẻ. Tất nhiên, có nhiều hoạt động STEAM thiên về hoạt động tạo hình, tuy nhiên hoạt động tạo hình khơng phải là STEAM, khơng nên đánh đồng.
Hai là, nhiều sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn Về cách tiếp cận STEAM trong giáo dục mầm non nói chung và giáo dục mầm non Việt Nam nói riêng. Điều này có thể bắt nguồn từ 2 yếu tố: chủ quan - khách quan. Yếu tố chủ quan là do bản thân sinh viên chưa tự tìm hiểu, cập nhật thông tin. Lý do khách quan là do các cơ sở đào tạo chưa có chương trình đào tạo sinh viên với các nội dung liên quan.
Ba là, trong quá trình tập thiết kế tiết học, sinh viên gặp lúng túng trong việc tích hợp các hoạt động STEAM trong khung chương trình giáo dục mầm non đang được ban hành. Lý do phổ biến là vì:
- Các hoạt động STEAM thường tích hợp đa mơn, mà trong chương trình GDMN đã có sự phân chia các lĩnh vực cụ thể;
- Các hoạt động STEAM thường có thời gian trong các tiết học khá dài, mà các tiết học hiện tại có quy định cụ thể.
Bốn là, trong quá trình tập lên tiết dạy, sinh viên gặp khó khăn trong việc cân đối trọng tâm các lĩnh vực trong các hoạt động STEAM, từ đó dễ gây mất cân đối. Ví dụ: Q thiên về khám phá khoa học và tạo hình mà khơng tập trung nhiều đến toán, nghệ thuật, …
Năm là, sinh viên gặp trở ngại trong việc tìm kiếm tư liệu, ý tưởng. Các tài liệu về STEAM phần nhiều vẫn là tiếng Anh, do đó rào cản ngơn ngữ ảnh hưởng khơng ít đến việc tìm hiểu của sinh viên.