Một số biện pháp thực hành bộ môn nhằm rèn kỹ năng tổchức hoạt động vui chơi trong góc cho sinh viên ngành giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu KYHT XD mạng lưới THTT 2011 (Trang 83 - 87)

- Năm là giá kết quả thực hành sư phạm cho giáo sinh với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để giáo sinh tích lũy kình nghiệm trong nghề nghiệp nói chung và cho

3. Một số biện pháp thực hành bộ môn nhằm rèn kỹ năng tổchức hoạt động vui chơi trong góc cho sinh viên ngành giáo dục mầm non

động vui chơi trong góc cho sinh viên ngành giáo dục mầm non

Để hình thành kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho SV cần có sự phối hợp giữa giảng viên giảng dạy bộ môn với GVMN ở các trường MN thực hành và SV. Trong đó, SV là người tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức cũng như rèn

86

luyện kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo. Giảng viên giảng dạy ở các cơ sở đào tạo là người giữ vai trò định hướng, hướng dẫn SV trên lớp; GVMN là người kiểm tra, giám sát, giúp đỡ SV khi các em đến trường MN để thực hành kĩ năng. Sự thống nhất này tạo ra một vịng trịn khép kín giúp q trình hình thành kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho SV ngành GDMN đạt hiệu quả cao.

Việc hình thành kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi trong góc cho trẻ mẫu giáo cho SV ngành GDMN được thực hiện theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn học tập nhận thức

Ở giai đoạn này, SV chủ yếu nắm vững những kiến thức lý luận về phương pháp tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo thơng qua các giờ học trên lớp. Trong q trình giảng dạy bộ mơn, giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, dạy học dự án.. nhằm cung cấp cho SV những cơ hội học tập, trải nghiệm để rút ra những kiến thức lý luận về phương pháp tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo. Đây cũng chính là giai đoạn mang tính định hướng cao vì bản thân mỗi SV ở giai đoạn này nếu không xác định được rõ ràng mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hướng dẫn thì khơng định hướng được hành động tổ chức chơi góc cho trẻ mẫu giáo.

Trên cơ sở những kiến thức lý luận SV thu nhận được trong quá trình học lý thuyết bộ môn, giảng viên tổ chức cho SV được kiến tập HĐVC trong góc của trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi tại trường MN thực hành hoặc xem băng hình giúp các em hình dung ra “bức vẽ” trong phần kiến thức lý luận đã phác thảo. Đồng thời, đó cũng là những căn cứ để SV đối chiếu với những kiến thức lý luận đã được học. Khi được trực tiếp xuống trường quan sát các hoạt động chơi góc của trẻ mẫu giáo ở các nhóm lớp, được tiếp xúc với trẻ, làm quen với môi trường chơi góc ở các lớp mẫu giáo, SV có được nền tảng thuận lợi khi thực hiện cơng việc lập kế hoạch và tập tổ chức hoạt động ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2:Giai đoạn hình thành kỹ năng

Ở giai đoạn này, căn cứ trên những kiến thức lý luận SV thu nhận được trong q trình học lý thuyết bộ mơn, kiến tập HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo tại trường MN, xem băng hình về việc tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo các độ tuổi, SV sẽ lập kế hoạch tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo theo các chủ đề giáo dục cho 3 độ tuổi: MG bé, MG nhỡ, MG lớn. Để việc lập kế hoạch đạt kết quả, SV phải bám sát vào những kiến thức lý luận về phương pháp tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo mà các em đã có được ở giai đoạn trước, đồng thời kết hợp với những kiến thức thu lượm được khi kiến tập tại trường mầm non và xem băng hình. Đây chính là điều kiện cần thiết để SV tiến hành các hoạt động thực hành, tập dạy tại phòng thực hành và trường MN.

87

Khi tiến hành tập dạy tại phòng thực hành, giảng viên cũng như SV sẽ nhận biết được thực trạng SV tổ chức thực hiện kế hoạch ở mức độ nào, kết quả đạt được có như mong muốn hay khơng, trong hành động có gặp sai sót, lúng túng hay khi thao tác, hành động đã tự tin, chững chạc chưa? SV được tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại các thao tác, hành động, các bước trong quy trình tổ chức sẽ giúp các em dần tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Khi kĩ năng bắt đầu được hình thành, việc cho SV thực hành tập dạy trên trẻ tại trường MN thực hành là bước rất quan trọng có tính chất quyết định đối với việc hình thành và rèn luyện kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo của SV. SV thực hiện việc dạy trên trẻ có quay video minh chứng và nộp lại bài thực hành đó cho giảng viên, giảng viên sẽ trao đổi lại với SV về kết quả thực hiện để SV phát huy hiệu quả cũng như kịp thời rút kinh nghiệm.

Giai đoạn KN tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo của SV được hình thành là giai đoạn SV có thể thực hiện được các thao tác, hành động trong điều kiện khác nhau để đạt được kết quả. Từ chỗ các thao tác cịn lúng túng, gặp nhiều sai sót ở giai đoạn trước, khi SV thực hành tập dạy ở phòng học hay phòng thực hành, đến giai đoạn này tất cả các hoạt động của các em tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo ngồi việc làm đúng, làm đủ phương pháp, còn mang màu sắc của sự linh hoạt, sáng tạo của riêng từng SV. Và ở giai đoạn này, không thể không nhắc đến sự cộng tác làm việc, thống nhất chuyên môn giữa giảng viên và giáo viên MN của cơ sở thực hành để cùng hỗ trợ cho SV chuyên ngành MN có những giờ dạy chất lượng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn đánh giá kỹ năng tổ chức HĐVC trong góc

Để nắm được kênh thơng tin phản hồi ngược từ phía SV khi hình thành kĩ năng này, giảng viên đánh giá mức độ kĩ năng SV đạt được thông qua hệ thống bài kiểm tra: Lập kế hoạch tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo, bài thực hành thường xuyên của môn học, video thực hành trên trẻ tại cơ sở giáo dục MN, bài viết thu hoạch về việc tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở đó, giảng viên và giáo viên MN của cơ sở thực hành có những trao đổi, thống nhất để kịp thời điều chỉnh về nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy học phần cả về lý thuyết và thực hành môn học cho phù hợp với đối tượng người học.

Từ những phân tích trên cho thấy, ở giai đoạn đầu nếu chúng ta chuẩn bị tốt việc trang bị cho SV những kiến thức lý luận về phương pháp tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo cho SV sẽ là những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các giai đoạn hình thành kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho SV ở các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn đánh giá kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo của SV nhằm giúp cho giảng viên nắm được kết quả của việc hình thành kĩ

88

năng này của SV để từ đó, giảng viên lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với SV trong giai đoạn sau. Ngược lại, ở giai đoạn đầu nếu chúng ta không chuẩn bị tốt việc trang bị cho SV những kiến thức lý luận về PP tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo cho SV thì dù trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học giảng viên dù có cố gắng đến đâu cũng khơng thể chủ động trong việc hình thành kĩ năng này cho SV. Nếu SV khơng có nền tảng về lý luận về HĐVC của trẻ mẫu giáo thì giảng viên có sử dụng biện pháp gì cũng khó có thể hình thành được kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo cho SV.

Các giai đoạn nói trên đã tạo thành một chu trình khép kín, bổ sung, hỗ trợ và hồn thiện cho nhau trong q trình hình thành kĩ năng tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo cho SV ngành GDMN.

Kết luận

Kỹ năng tổ chức HĐVC trong góc cho trẻ mẫu giáo là một kĩ năng rất quan trọng cần hình thành cho SV ngành GDMN trong quá trình giảng dạy học phần “Phương pháp tổ chức HĐVC”. Kĩ năng này cũng chính là kết quả của quá trình đào tạo được đánh giá trên thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tay nghề cho SV nói riêng và đào tạo cử nhân GDMN nói chung. Và để rèn luyện tốt kĩ năng này cho SV ngành GDMN thì nhất định phải làm tốt cơng tác phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành để cùng thống nhất chỉ đạo và thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục MN, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2002), Giáo dục học MN,

NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Tổ chức HĐVC của trẻ ở trường MN, NXBGD, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Hịa (2010), Giáo trình giáo dục tích hợp ở bậc học MN, NXB ĐHSP. 5. Nguyễn Thị Nga (2003), Vai trò của giáo viên trong tổ chức HĐVC cho trẻ

89

Một phần của tài liệu KYHT XD mạng lưới THTT 2011 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)