Nghĩa của việc xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non trong đào tạo và triển

Một phần của tài liệu KYHT XD mạng lưới THTT 2011 (Trang 44 - 45)

đẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non trong đào tạo và triển khai thực hành thực tập cho sinh viên.

Trường mầm non môi trường thực tiễn để sinh viên giáo dục mầm non thực hành, thực tập, rèn luyện tay nghề, thể nghiệm, ứng dụng các vấn đề lý thuyết được học, phát triển toàn diện các năng lực sư phạm. Sinh viên ngành giáo dục mầm non của nhà trường trong chương trình đào tạo được thực tập 3 đợt khác nhau và bắt đầu từ năm thứ 2. Thông qua các đợt thực tập này sinh viên nắm được kỹ năng chăm sóc trẻ, kỹ năng tổ chức tất cả các hoạt động giáo dục trẻ thuộc các lĩnh vực khác nhau như: giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen với Toán…Hơn nữa sinh viên cần sử dụng tất cả các kỹ năng này trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ theo chế độ sinh hoạt cả một ngày của trẻ từ sáng đến chiều. Đây là một áp lực lớn không chỉ đối với người dạy và người học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên thì ngồi việc nghiên cứu và xây dựng quy trình rèn luyện cho sinh viên ngành giáo dục mầm non thì nhà trường khơng ngừng thực hiện việc trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non trước và trong khi sinh viên đến thực tập.

Mặt khác, các trường mầm non là cơ quan đánh giá đầu ra, nơi tuyển dụng, sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Căn cứ vào đánh giá của các trường mầm non về sinh viên, nhà trường có thể điều chỉnh chương trình, qui trình, phương pháp đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Ngồi ra, nhà trường có thể điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở khảo sát nhu cầu về giáo viên từ các trường mầm non theo từng năm, từng giai đoạn xã hội cụ thể. Bắt đầu từ năm 2017, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã gửi phiếu lấy ý kiến phản hồi và khảo sát nhu cầu thực tiễn của các trường mầm non theo từng đợt thực tập thơng qua giảng viên trưởng đồn. Kết quả của phiếu khảo sát

này giúp cho nhà trường đánh giá được chương trình đào tạo trong đó có nội dung các đợt thực tập để sự điều chỉnh, chỉnh sửa chương trình sao cho sát với thực tiễn đạt ra.

Bên cạnh đó, trường mầm non là “mảnh đất thực tiễn màu mỡ” để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên, sinh viên. Những đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và cấp thiết, góp phần giải quyết được những vấn đề quan trọng của giáo dục hầu hết được phát hiện qua thực tiễn mầm non. Mặt khác, trường mầm non cũng là môi trường khảo sát thực trạng và thử nghiệm kết quả nghiên cứu của giảng viên, sinh viên trong nhà trường. Sự tạo điều kiện, hợp tác nghiên cứu của các nhà quản lý, giáo viên các trường mầm non có ảnh hướng lớn kết quả của các cơng trình nghiên cứu của giảng viên. Các trường mầm non cũng là địa chỉ chuyển giao kết quả nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm nghiên cứu của nhà trường, chẳng hạn, sách tham khảo, chuyên khảo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, các mẫu các đề đánh giá theo năng lực của trẻ.

Một phần của tài liệu KYHT XD mạng lưới THTT 2011 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)