Thực tế trong những năm qua, mặc dù công tác phối hợp giữa nhà trường và các trường mầm non đã chặt chẽ, bài bản xong vẫn còn một số tồn tại nhất định.
Ở các trường mầm non hiện nay, Ban Giám hiệu và giáo viên vẫn có tình trạng q tải trong cơng việc vì bên cạnh việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình, ngành giáo dục triển khai rất nhiều phong trào, nhiều hoạt động. Điều này có mặt tốt đối với việc tiếp cận thực tế của sinh viên nhưng cũng ảnh hưởng rất đến chất lượng hướng dẫn sinh viên thực tập.
Việc hướng dẫn thực tập cho sinh viên chưa được các trường mầm non xem đây là một trong những nhiệm vụ chính. Trong các nhà trường, hoạt động thực hành nghiệp vụ sư phạm của sinh viên nhiều khi phải “nhường chỗ” cho các hoạt động khác do phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo hoặc địa phương phát động. Có tình trạng các trường thích tiếp nhận sinh viên thực tập sư phạm hơn các lớp thực hành bộ môn hoặc lựa chọn sinh viên đơn ngành giáo dục mầm non chất lượng cao hơn là sinh viên ngành giáo dục mầm non các lớp đại trà, các lớp song ngành. Sinh viên của các lớp thực tập sư phạm thường được “gửi thẳng” xuống trường thực hành một thời gian dài, có thể giúp đỡ giáo viên mầm non rất nhiều việc và có thể khích một hoạt động bề nổi của nhà trường.
Vẫn cịn có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường mầm non về chất lượng, năng lực đội ngũ. Ở khá nhiều trường, kiến thức lí luận về khoa học giáo dục của các thành viên Ban giám hiệu còn chưa cao, ảnh hưởng đến việc nắm vững mục tiêu, nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ .Vì vậy, iệc triển khai, tổ chức, quản lí, hoạt động rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chưa hiệu quả. Trình độ của giáo
viên hướng dẫn của các trường chưa đồng đều, có những người có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm sư phạm vững vàng, chủ động và sáng tạo trong việc hướng dẫn cho sinh viên. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng cịn nhiều giáo viên. trình độ chun mơn, kĩ năng sư phạm chưa tốt, cịn thụ động, máy móc và hình thức trong việc hướng dẫn sinh viên.
Hiện nay, ngoài trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương số lượng các trường đại học, cao đẳng có đào tạo sinh viên ngành Giáo dục mầm non rất lớn. Các đợt thực tập ra quân giữa các trường thường cùng một thời điểm, điều này dẫn đến quá tải cho các trường mầm non trong việc hướng dẫn thực tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Nhiều đoàn thực tập sinh viên bị chồng chéo nhau về giờ tổ chức hoạt động, điều này làm giảm đi ý nghĩa và tính chất của các đợt thực tập sư phạm.
Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc hỗ trợ kinh phí thực tập cho các trường mầm non của nhà trường chưa được cao. Điều này, một phần do qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo (theo Qui chế trường thực hành sư phạm cho các trường sư phạm đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, ban hành theo QĐ số 31/1998/QĐ-BGDĐT), một phần do nguồn kinh phí đào tạo của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu.