- Năm là giá kết quả thực hành sư phạm cho giáo sinh với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để giáo sinh tích lũy kình nghiệm trong nghề nghiệp nói chung và cho
5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá thực hành thực tập của sinh viên.
được giáo viên đánh giá cặn kẽ, tư vấn giải quyết vấn đề trên trẻ, kỹ năng làm việc với phụ huynh, sẽ giúp các em nhanh chóng trưởng thành trong việc rèn nghề sau mỗi đợt thực hành thực tập.
4. Những tồn tại trong công tác đánh giá thực hành thực tập cho sinh viên của các trường mầm non. viên của các trường mầm non.
- Cịn tồn tại một số bộ phận giáo viên nhóm/lớp tại các cơ sở thực tập chưa nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong cơng tác hướng dẫn sinh viên thực tập, việc hướng dẫn cịn qua loa, mang tính đối phó chiếu lệ.
- Khi đánh giá ý thức thực hành thực tập, kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục trên trẻ của sinh viên, giáo viên ít căn cứ vào thang điểm từng hoạt động của khoa Giáo dục mầm non đã quy định mà thường đánh giá theo cảm tính.
- Ít có sự phân hóa giữa các sinh viên hoặc có sự phân hóa nhưng khơng rõ nét, đặc biệt là các lớp trung cấp mầm non, cao đẳng mầm non đào tạo theo nhu cầu xã hội thực tập tại các trường mầm non không phải là trường thực hành thường xuyên của trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
- Khi đánh giá kết quả từng hoạt động do sinh viên tổ chức trên trẻ, giáo viên mầm non thường ít chú ý đến phân tích nhược và ưu điểm của sinh viên trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị giáo án, đồ dùng của cô của trẻ, kỹ năng tổ chức hoạt động, ứng xử tình huống, giao lưu giữa cơ và trẻ mà thường chú ý đến điểm số.
- Sinh viên thường chú ý vào việc thiết kế các đồ dùng đồ chơi với số lượng lớn, quy mô, tốn kém, đặc biệt là trong các tiết thi chuyển nhóm, nhưng lại ít để ý đến cảm xúc mong đợi của trẻ trong hay sau mỗi tiết dạy.
5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá thực hành thực tập của sinh viên. sinh viên.
- Trường mầm non cần chọn lựa những lớp có giáo viên mầm non giàu kinh nghiệm để hướng dẫn và đánh giá thực hành thực tập cho sinh viên. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên trong công tác hướng dẫn thực tập thực hành, giúp họ hiểu rõ được tầm quan trọng của thực hành thực tập.
- Giáo viên phải nắm vững thang đánh giá từng hoạt động tập dạy của sinh viên do khoa Giáo dục mầm non quy định.
- Khi đánh giá các hoạt động tập dạy của sinh viên phải tuân thủ các quy định: + Sinh viên tự đánh giá ưu, nhược điểm của mình khi tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo;
82
+ Sinh viên trong nhóm nhận xét đánh giá hoạt động của bạn tổ chức, qua đó rút kinh nghiệm cho bạn cũng như cho bản thân mình;
+ Giáo viên mầm non hướng dẫn phân tích ưu nhược điểm giờ dạy và đánh giá điểm dạy;
+ Giảng viên giảng dạy bộ mơn trao đổi với giáo viên mầm non, nhóm sinh viên thực hành thực tập tại lớp để cùng thống nhất đánh giá các ưu, nhược điểm và hướng khắc phục cho sinh viên trong các đợt thực hành thực tập tiếp theo.
- Sau mỗi hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ do sinh viên tổ chức, giáo viên mầm non phải nhận xét đánh giá ngay trong ngày, tránh để cuối đợt đánh giá sẽ thiếu chính xác và sinh viên khơng kịp rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động được tổ chức tiếp sau đó.
- Khi đánh giá kết quả tổ chức hoạt động cho trẻ của sinh viên, giáo viên cần căn cứ vào thực trạng để đánh giá một cách khách quan, công bằng, không nên đánh giá theo cảm tính vì nhiều lý do khác nhau khơng có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao tay nghề cho sinh viên.
- Đánh giá cần có sự phân hóa chính xác khả năng, năng lực sư phạm của từng sinh viên, từ đó mới động viên khích lệ các em cố gắng, mới tạo ra đội ngũ giáo viên mầm non tương lai có chất lượng thực sự đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Kết luận
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Khoa Giáo dục mầm non là cái nôi đào tạo sinh viên mầm non trình độ cao đẳng với mục tiêu rèn luyện nâng cao năng lực sư phạm và hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết cho sinh viên để sau ra trường sinh viên phát huy tốt được vai trị sứ mệnh của mình. Với đặc thù rèn nghề thì việc nâng cao chất lượng thực hành thực tập, giúp cho sinh viên có sự cọ sát thực tiễn, sự so sánh giữa lý thuyết với thực hành là khâu then chốt quyết định đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002),“Quy chế thực hành, thực tập sư phạm”, ban hành theo Quyết định số 36/2002/QĐ- BGDĐT .
2. Nguyễn Đình Chinh (1999), “Kiến tập và thực tập sư phạm”. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Đinh Thu Hằng (2012), Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên Khoa Giáo dục mầm non – Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Nha Trang”
83
BIỆN PHÁP THỰC HÀNH BỘ MÔN
“PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON
ThS. Nguyễn Trung Hiếu
Khoa Giáo dục mầm non, Trường CĐSPTƯ
Tóm tắt
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, vui chơi đem đến cho trẻ nhiều cơ hội phát triển nhất. Do vậy, giáo viên MN cần có kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ chơi tại các thời điểm khác nhau trong chế độ sinh hoạt, đặc biệt là hoạt động chơi tại các góc. Bài viết giới thiệu biện pháp thực hành bộ môn “Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi” với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở giáo dục MN.
Từ khóa: Trẻ mẫu giáo, vui chơi trong góc, kĩ năng tổ chức
Đặt vấn đề
Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thơng qua chơi trẻ thốt khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 do giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu được hành động giống như người lớn với khả năng cịn ít ỏi của mình. Đồng thời, hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục và phát triển tồn diện cho trẻ về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và ngôn ngữ. Giáo viên MN (GVMN) là người có thể giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tạo ra các cơ hội để trẻ phát triển toàn diện, đạt mục tiêu của giáo dục MN. Để làm được điều này địi hỏi GVMN khơng chỉ nắm vững tri thức lý luận về hoạt động vui chơi mà cịn phải có kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
Học phần “Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi” giữ vị trí quan trọng trong việc rèn kĩ năng nghề nghiệp cho SV ngành giáo dục MN. Thông qua học phần này SV không những được nắm vững cơ sở lý luận của môn học, được củng cố kiến thức của các mơn học khác có liên quan mà cịn được hình thành các kĩ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi (HĐVC) cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Tuy nhiên, đa phần SV khi đến trường MN thực hành nghề nghiệp đều có tâm lý e ngại, lúng túng khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ hoặc các em tổ chức cho trẻ chơi nhưng không bắt nguồn từ nhu cầu chơi của trẻ và điều kiện thực hiện của nhóm lớp đó nên hiệu quả tổ chức khơng cao, trẻ không được thỏa mãn nhu cầu chơi và điều đó tất yếu sẽ khơng giúp trẻ có cơ hội phát triển tồn diện.
84
tin phản hồi nhằm đổi mới phương pháp thực hành bộ môn là biện pháp hiệu quả nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng tổ chức HĐVC cho SV ngành giáo dục MN - những GVMN tương lai.
Nội dung