Nội dung đánh giá kết quả thực hành thực tập

Một phần của tài liệu KYHT XD mạng lưới THTT 2011 (Trang 78 - 79)

- Năm là giá kết quả thực hành sư phạm cho giáo sinh với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để giáo sinh tích lũy kình nghiệm trong nghề nghiệp nói chung và cho

3. Nội dung đánh giá kết quả thực hành thực tập

Trong các đợt thực hành thực tập tại các trường mầm non, việc đánh giá sinh viên bao gồm các nội dung như sau:

- Đánh giá kỹ năng tìm hiểu vốn kinh nghiệm sống, các kỹ năng, khả năng nhận thức của trẻ, từ đó lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm trẻ ở từng độ tuổi, từng cá nhân.

- Đánh giá kỹ năng xây dựng thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ ở các góc chủ đề, các góc học tập vào các đợt thực tập sư phạm, thực tập tốt nghiệp…

- Đánh giá kỹ năng chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các tiết dạy, các hoạt động góc hay ngồi trời.

- Đánh giá kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục như: hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động góc, hoạt động chiều, kỹ năng chăm sóc trẻ qua các giờ ăn, giờ ngủ, kỹ năng chăm sóc - giáo dục với cả nhóm lớp, với từng cá nhân trẻ.

- Đánh giá kỹ năng thực hiện giờ giấc, nội quy, các quy định và sự tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non…

Ngồi việc đánh giá năng lực chun mơn cịn cần đánh giá sinh viên ở ý thức, phẩm chất đạo dức nghề nghiệp thể hiện ra thái độ, lòng yêu trẻ, sự tận tâm chăm sóc trẻ, đặc biệt với những trẻ cá biệt hoặc trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Ngồi đánh giá các hoạt động do sinh viên chuẩn bị, tổ chức thực hiện trên trẻ, còn phải đánh giá sinh viên trong việc vận dụng kiến thức đã học ở trường sư phạm vào việc đánh giá sự phát triển của trẻ. Đánh giá những hoạt động trong ngày của trẻ bao gồm: hoạt động học, hoạt động chơi, ăn ngủ, hoạt động lao động tự phục vụ… nhằm mục đích giúp sinh viên nắm được mức độ phát triển của trẻ trong từng ngày, từng tuần, xác định nhu cầu hứng thú và khả năng của từng cá nhân trẻ để có thể lựa chọn những tác động giáo dục phù hợp.

Ban Giám hiệu, giáo viên giúp sinh viên nhận ra những mặt mạnh, những điểm yếu của mình trong từng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời, sinh viên biết điều chỉnh kịp thời các tác động sư phạm của bản thân đối với trẻ. Dựa trên kết quả đánh giá hàng ngày, sinh viên xác định những trẻ cần lưu ý đặc biệt

81

để có biện pháp chăm sóc giáo dục riêng phù hợp, những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và những thay đổi cho các hoạt động tiếp theo. Trong quá trình sinh viên thực hành thực tập ở trường mầm non được giáo viên đánh giá cặn kẽ, tư vấn giải quyết vấn đề trên trẻ, kỹ năng làm việc với phụ huynh, sẽ giúp các em nhanh chóng trưởng thành trong việc rèn nghề sau mỗi đợt thực hành thực tập.

Một phần của tài liệu KYHT XD mạng lưới THTT 2011 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)