QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 132 - 136)

CỤ THỂ

1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự là trường hợp Tịa án có thể áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Bộ luật hình sự dành riêng một điều (Điều 47) quy định trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời cũng quy định những điều kiện khi quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự. Những điều kiện đó là:

- Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định Ví dụ: Phạm Hồng S bị kết án về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Bị cáo đã tự nguyện bồi thường toàn bộ giá trị tài sản đã trộm cắp cho người bị hại, thành khẩn khai báo. tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra phát hiện những đồng phạm khác. Như vậy, bị cáo S có 3 tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b, p và q khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Tịa án đã áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt Phạm Hồng S năm năm tù.

- Hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định phải là hình phạt nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Ví dụ: khoản 1 Điều 104 là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khoản 2 Điều l04; khoản 2 Điều 104 là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khoản 3 Điều 104 và khoản 3 Điều 104 là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khoản 4 Điều 104. Trong trường hợp đối với Phạm Hồng S nếu ở trên, hình phạt năm năm tù là hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 138, nhưng là hình phạt nằm trong khoản 2 Điều 138 là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khung hình phạt tại khoản 3 Điều 138.

- Nếu khung hình phạt đồ là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Ví dụ: Lê Thị Tuyết N bị kết án về tội "chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy" thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 198 có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù và là khung hình phạt nhẹ nhất của Điều 198, nhưng sau khi phạm tội N đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; N là phụ nữ có thai; là người có thành tích xuất sắc trong chiến đấu được tặng Huân chương chiến cơng hang Ba, nên Tịa án áp dụng Điều 147 phạt

N một năm tù là hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo khoản 1 Điều 198 của Bộ luật hình sự.

- Nếu điều luật chỉ có một khung hình phạt, thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Ví dụ: Bùi Văn T bị kết án về tội “loạn luân" quy định tại Điều 150 có khung hình phạt từ sáu tháng đến năm năm tù và là điều luật chỉ có một khung hình phạt, nhưng Bùi Văn T là người có bệnh hạn chế khả năng nhận thức hành vi của mình do bị thương vào đầu trong chiến đấu ở chiến trường B; Bùi Văn T là thương binh hạng 2/4, trong chiến đấu T được tặng Huân chương chiến cơng hạng Nhì, hai Hn chương chiến sĩ giải phóng hạng Nhì và hạng Ba. Như vậy Bùi Văn T phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm n và điểm s khoản 1 Điều 46, nên Tòa án đã áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự khơng áp dụng hình phạt tù dối với Bùi Văn T mà chuyển sang hình phạt cải tạo khơng giam giữ và phạt Bùi Văn T một năm cải tạo khơng giam giữ.

2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội

Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự, thì chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ta những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự, thì hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Quy định này dược coi như là một căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, trong đó chúng ta thấy có những nội dung có tính chất đặc thù cho trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt như: "mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng.

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là khơng q hai mươi năm tù. Ví dụ: Mai Văn T có ý định giết anh Trịnh Văn D, T đã chuẩn bị một gói thuốc độc định sẽ bỏ vào cốc nước để giết anh D, nhưng T chưa kịp bỏ thuốc vào nước của anh D thì bị phát hiện bắt giữ. Mai Văn T bị kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, có hình phạt cao nhất là tử hình, nhưng T phạm tội trong trường hợp chuẩn bi phạm tội, nên Tòa án đã áp dụng khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự phạt Mai Văn T mười lăm năm tù.

Nếu điều luật được áp dụng có quy định là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đối với người chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Ví dụ: Vũ Cơng K có thù với anh Trần Quý Đ, K có ý định đổ thuốc trừ sâu xuống hồ ni tơm của gia đình anh Đ để diệt tồn bộ số tơm giống giá trị 2 triệu đồng mà anh Đ vừa thả được hơn một tuần Vũ Cơng K đã tìm mua

được hai lọ thuốc trừ sâu, chưa kịp đổ xuống hồ ni tơm của gia đình anh Đ thì bị phát hiện. Vũ Cơng K bị kết án về tội "hủy hoại tài sản theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù, nhưng K phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nên Tòa án đã áp dụng khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự phạt Vũ Cơng K ba năm tù.

3. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Theo quy định tại điều 18 Bộ luật hình sự, thì phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội.

Khác với chuẩn bị phạm tội, người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả tội phạm chưa đạt, không phân biệt tộc ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt cũng giống như trường hợp chuẩn bị phạm tội. Tuy nhiên, mức hình phạt Tịa án áp dụng đối với người phạm tội chưa đạt có nghiêm khắc hơn người chuẩn bị phạm tội.

Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì Tịa án chỉ áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Đây cũng là một quy định mới, cần phải có giải thích, hướng dẫn, trong trường hợp phạm tội chưa đạt nào là trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng? Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử, chúng tôi thấy người phạm tội chưa đạt trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp hành vi phạm tội đã gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, nhân thân người phạm tội rất xấu, đã từng bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng, chưa được xóa án tích lại phạm tội chưa đạt đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ : Hồng Ng là tên đã có nhiều tiền án, đang chấp hành hình phạt tù chung thân về tội giết người. Trong trại giam, Ng tổ chức vượt trại giam, bị phát hiện Ng đã cướp súng của lực lương bảo vệ bẩn trả lực lượng đuổi bắt, gây thương tích rất nặng cho nhiều chiến sĩ cảnh sát. Mặc dù Ng phạm tội "trốn khỏi nơi giam" và tôi giết người đều chưa đạt, nhưng Ng đã bị kết án tù chung thân, đang chấp hành hình phạt lại thực hiện nhiều hành vi phạm tội này nguy hiểm, nên phải coi trường hợp phạm tội chưa đạt này của Ng là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với Hồng Ng.

Việc đánh giá trường hợp phạm tội nào là đặc biệt nghiêm trọng phải căn cứ tất cả các tình tiết của vụ án, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng.

Nếu điếu luật được áp dụng có quy định là tù có thời hạn, thì mức hình phạt cao nhất đối với người phạm tội chưa đạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Ví dụ: Trương Hồng D có ý định hiếp dâm cháu Trần Thị M 15 tuổi, nhưng D chưa giao cấu dược với cháu M thì bị phát hiện. Hành vi phạm tội của Trương Hoàng D thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù, nhưng Trương

Hoàng D thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. nên Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự phạt Trương Hồng D mười năm tù về tội "hiếp dâm trẻ em".

4. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự thì đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích đơng, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Khi xem xét đến tính chất của đồng phạm là xét đến quy mơ, tính chất và mức độ nguy hiểm của vụ án có đồng phạm. Phạm tội có tổ chức, tính chất và mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp đồng phạm thông thường. Ngay trong trường hợp phạm tội có tổ chức, khơng phải vụ án nào phạm tội có tổ chức, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng như nhau. Có vụ án được tổ chức chặt chẽ, có sự phân cơng chặt chẽ vai trị của từng người, gồm nhiều đầu mối, nhiều nhóm khác nhau dưới sự chỉ huy của một nhóm người, có kẻ cầm đầu, quy mơ hoạt động rất rộng trên nhiều địa bàn, như đường dây buôn bán ma túy do Vũ Xuân Trường và đồng bọn thực hiện, vụ buôn lậu lớn nhất thế kỷ do Trần Đàm và đồng bọn thực hiện, vụ lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng do Tăng Minh Phụng và đồng bọn thực hiện.. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử, các Tịa án ít xét đến tính chất của đồng phạm mà chủ yếu xét đến tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm (vai trò của từng người trong vụ án đồng phạm).

Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm được thể hiện ở vai trò của họ trong vụ án đồng phạm. Nếu vụ án mà tất cả những người tham gia đều là người thực hành, thì người nào thực hiện tội phạm tích cực hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. thì người đó bị phạt nặng hơn. Ví dụ: do có thù tức với anh Đặng Văn M, nên Trần Hải T cùng em trai là Trần Hải C đón đường để đánh anh M. Lúc đi. T cầm theo một dao phay (loại dao thái cây chuối), C đem theo một đoạn tre dài 60 chỉ có đường kính 2 cm. Khi anh M đi qua chỗ T và C phục sẵn, bất ngờ C xông ra dùng gậy tre vụt vào người anh M, nhưng bị anh M bắt được gậy. T thấy vậy, xông vào dùng dao chém nhiều cái vào đầu, vào mặt anh M làm anh M bị thương nặng có tỷ lệ thương tật 35%. Trần Hải T và Trần Hải C đều bị kết án về tội “cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác" theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt, Tịa án đã xét đến tính chất và mức độ tham gia của T và C nên đã phạt Trần Hải T bảy năm tù, còn Trần Hài C chỉ bị phạt 3 năm tù.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó. Quy định này thể hiện việc phân hóa tội phạm, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân, thực hiện nguyên tắc xử lý "nghiêm trị đối với ai và khoan hồng đối với ai". Thực tiễn xét

xử có nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức, với quy mô rất lớn, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. nhưng khi quyết định hình phạt có người bị phạt tử hình. nhưng cũng có người được hường án treo, thậm chí được miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Đó là vì mỗi người thực hiện tội phạm trong vụ án có đồng phạm có những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khác nhau, nên việc áp dụng hình phạt đối với họ cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w