Mục đích của hình phạt

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 58 - 60)

Theo Điều 27 Bộ luật hình sự, thì hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Hình phạt trước hết là nhằm trang từ người phạm tội. Nếu hình phạt khơng có mục đích trừng trị, thì cũng khơng cịn là hình phạt nữa. Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị khơng phải luật hình nước nào cũng quy định như nhau mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước mà các biện pháp trừng trị có thể khác nhau.

Ớ nước ta, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng dữ hình) của người phạm tội, nhưng cũng do tình hình kinh tế xã hội của đất nước nên Bộ luật hình sự năm 1999 quy định 27 tội có hình phạt tử hình, so với 40 tội có hình phạt này Bộ luật hình sự năm 1985. Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Bộ luật hình sự (ngày 19-6- 2009) đã bỏ hình phạt tử hình thêm ở 8 tội nữa. Chắc chắn đến một ngày nào đó, tình hình kinh tế xã hội ở nước ta sẽ cho phép bỏ hẳn hình phạt tử hình trong luật hình sự. Hình phạt tử hình cũng cịn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy cũng có mục đích trừng trị, nhưng nội dung của nó lại chủ yếu cải tạo giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Ngay hình phạt tù chung thân cũng khơng nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suất đời trong trại giam, nếu họ cải tạo tất thì vẫn có thể được xét giảm theo quy định của pháp luật. Dưới chế độ ta, hình phạt khơng có tính chất trả thù, gây đau đớn về thể xác hay

tinh thần đối với người phạm tội, họ chỉ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền và việc tước bỏ hoặc hạn chế này cũng là điều kiện cần thiết đề cải tạo giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội.

Hiện nay, khi bàn đến mục đích của hình phạt, có một số luật gia, một số nhà khoa học pháp lý khơng thừa nhận hình phạt trong luật hình sự nước ta có mục đích trừng trị mà chỉ thừa nhận trừng trị là bản chất, là thuộc tính tất yếu của hình phạt. Quan điểm khơng thừa nhận hình phạt trong luật hình sự các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và trong luật hình sự Việt Nam nói riêng có mục đích trừng trị chủ yếu để chứng minh cho bản chất tất đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa hơn hẳn chế độ bóc lột và Nhà nước của giai cấp bóc lột. Nhưng lại khơng thấy rằng, khi xã hội cịn cần đến Nhà nước thì Nhà nước bao giờ cũng có chức năng bảo vệ, mà hình phạt như Mác viết "chẳng qua chỉ là thủ đoạn tự vệ của xã hội chống lại sự vi phạm những điều kiện tồn tại của nó, dù cho những điều kiện ấy có thế nào đi nữa .

Mặt khác, khơng vì thừa nhận hình phạt có mục đích trừng trị mà làm cho bản chất tất đẹp của Nhà nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa bị giảm đi.

Qua nhiều lần thảo luận, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn khẳng định mục đích của hình phạt "khơng chỉ nhằm trừng trị mà cịn ..". Khơng thể khơng thừa nhận mục đích trừng trị của hình phạt. Tất nhiên, nội dung của việc trừng trị đã tiến bộ hơn nhiều so với nội dung trừng trị của hình phạt trong luật hình sự của các nhà nước bóc lột và nội dung này cịn dược thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Mục đích này khơng chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó cịn được thể hiện ở nhiều chế định khác trong Bộ luật hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong các trại cải tạo Tất cả các quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Mục đích của hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của mục đích này khơng nhằm vào người phạm tội mà nhằm vào cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe phịng ngừa. Mọi người nhìn vào hình phạt để có những xử sự đúng đắn, tơn trọng pháp luật, nếu khơng họ cũng có thể bị xử phạt như người phạm tội. Nhà nước đặt ra hình phạt để áp dụng đối với người phạm tội, đồng thời nhắc nhở mọi người trong cộng đồng xã hội chớ có phạm tội, nếu đã có ý định phạm tội thì phải dừng lại nếu không dừng lại ắt phải chịu hậu quả. Đặt ta mục đích này vừa có tính chất răn đe, vừa có tính chất giáo dục để mọi người tránh xa nó.

Hệ thống hình phạt trong luật hình sự nước ta được chia làm hai phần: hình phạt chính và hình phạt bổ sung, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu nội dung của từng loại hình phạt vả ý nghĩa của nó khi áp dụng cho từng loại tội phạm.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w