Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 70 - 71)

II. CÁC HÌNH PHẠT

2. Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Nghề nghiệp và công việc là hai khái niệm khác nhau nhưng lại có liên quan đến nhau. Nghề nghiệp là công việc hàng ngày làm để mưu sống như nghề thợ mộc, thợ tiện, lái xe, bác sĩ, giáo viên, v.v.. Khi nói đến nghề, tức là cơng việc của một người gắn liền với cuộc sống của họ, cơng việc đó phải được đào tạo hoặc có kinh nghiệm lâu dài, cha truyền con nối. Cịn khi nói đến cơng việc nhất định là việc làm khơng ổn định, có tính chất thời vụ như: ngồi việc sản xuất nơng nghiệp, vào thời gian công việc đồng áng nhàn rỗi, người nông dân ra thành phố, thị xã làm thuê một số việc khuân vác, sửa chữa nhà cửa, phụ giúp' bán hàng, giúp việc trong gia đình, trơng giữ trẻ...

Việc phân biệt rạch rịi thế nào là nghề và thế nào là công việc nhất định, là việc phức tạp. Trong Nên kinh tế thị trường hiện nay có những việc đối với người này là một nghề, nhưng đối với người khác lại là cơng việc. Ví dụ: một giám đốc doanh nghiệp tự lái xe ơm của mình, thì việc lái xe khơng phải là một nghề của giám đốc mà chi là công việc nhất định. Nếu người giám đốc này gây tai nạn và bị

kết án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng thì ngồi hình phạt chính, Tịa án có thể cấm người này lái xe trong một thời gian nhất định. Cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định là một loại hình phạt bổ sung mà Tịa án áp dụng đối với người bị kết án khỉ xét thấy nếu để người bị kết án hành nghề hoặc làm cơng việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội. \

Khi áp dụng hình phạt này đối với người bị kết án, Tòa án cũng phải tuyên rõ trong bản án là cấm hành nghề gì hoặc cấm làm cơng việc gì, khơng nên tun "cấm hành nghề hoặc cấm làm cơng việc có thể gây nguy hại cho xã hơm Tuyên như vậy là trái với ngun tắc cá thể hóa hình phạt và mặc nhiên Tịa án đã tước bỏ quyền lao động kiếm sống của người bị kết án sau khi họ chấp hành xong hình phạt tù. Tuy nhiên, khi Tòa án cấm người bị kết án hành nghề gì hoặc cấm làm cơng việc gì phải căn cứ vào hành vi phạm tội của người bị kết án, nếu hành vi phạm tội có liên quan đến nghề nghiệp của họ thì mới cấm họ hành nghề đó. Ví dụ: Đào Thị Xuân L là dược sĩ đã bán nhầm thuốc cho người bệnh dẫn đến người bệnh bị chết, L bị Tòa án phạt ba năm tù và cấm L hành nghề dược ba năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù về tội vi phạm quy định về bán thuốc theo khoản 1 Điều 242 Bộ luật hình sự.

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật hình sự thì thời hạn cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là từ một năm đến năm năm. Thời hạn cấm được tính bắt đầu từ khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w