Hình phạt chính

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 60 - 62)

II. CÁC HÌNH PHẠT

A. Hình phạt chính

1. Cảnh cáo

Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối nới người phạm tội ít nghiêm trọng ồ có nhẽ tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Người phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Tội phạm mà họ thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đến ba năm tù nên phải hiểu là mức cao nhất của khung hình phạt tối đa là ba năm tù (có thể là ba năm nhưng cũng có thể là dưới ba năm). Ví dụ: tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127) có ba khoản, trong đó có hai khoản quy định hình phạt chính, tương ứng với hai khoản là hai khung hình phạt. Khoản 1 có mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến hai năm, khoản 2 có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù. Như vậy, cả hai khoản đều là tội phạm ít nghiêm trọng nên tội làm sai lệch kết quả bầu cử luôn luôn là tội phạm ít nghiêm trọng dù người phạm tội có bị truy cứu theo khoản 1 hay khoản 2 của Điều 127 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, có những tội vừa là tội ít nghiêm trọng lại vừa là tội nghiêm trọng. Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản (Điều 138) có 5 khoản, trong đó có 4 khoản quy định hình phạt chính và tương ứng với 4 khoản là 4 khung hình phạt, nhưng chỉ có khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng, còn khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là tội phạm nghiêm trọng, vì các khoản này có mức cao nhất của khung hình phạt trên ba năm tù.

Việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng khơng phải căn cứ vào mức cao nhất của hình phạt đối với tội đó mà chi căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt. Một tội phạm được quy định trong một điều luật có thể có một khung hình phất nhưng cũng có thể có nhiều khung hình phạt.

- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tức là phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên

quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự. Theo quy định này, về lý thuyết, khơng nhất thiết người phạm tội phải có hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 mà có thể chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và một tình tiết quy định tại khoản 2, thậm chí cả hai tình tiết đều được quy định tại khoản 2 Điều 46. Tuy nhiên nếu là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 thì Tịa án phải ghi rõ vong bản án đó là tình tiết nào và vì sao lại coi đó là tình tiết giảm nhẹ. Thực tiễn xét xử cho thấy, người phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo phải là người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó nhất thiết phải có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điếu 46 Bộ luật hình sự và mức độ giảm nhẹ của các tình tiết này

là đáng kể tới mức gần được miễn hình phạt. Cũng chính vì vậy, Điều 29 Bộ luật hình sự quy định: ". và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt".

Hai điều kiện trên là điếu kiện cần là đủ để Tịa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, thiếu một trong hai điều kiện này Tịa án khơng được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội. Ngồi hai điều kiện trên. luật khơng quy định thêm điều kiện nào khác, nhưng khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, Tịa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Sau khi đã xem xét đánh giá một cách toàn diện thấy bị cáo thuộc diện gần được miễn hình phạt thì mới áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với họ. Việc xác định một người thuộc diện gần được miễn hình phạt là thuộc quyền của Hội đồng xét xử, sau khi đã cân nhắc một cách tồn diện các tình tiết của vụ án pháp luật khơng thể quy định một cách máy móc các thang bậc cho từng trường hợp cụ thể. Hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt. Người bị phạt cảnh cáo sau một năm, nếu khơng phạm tội mới thì đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự.

Hình phạt cảnh cáo là loại hình phạt khơng thể lượng hóa, về mặt pháp lý nợ là hình phạt nhưng về thực tế nó dường như khơng phải là hình phạt. Do đó trong nhận thức của nhân dân nói chung "cảnh cáo là tha bổng . Tuy nhiên hậu quả pháp lý của hình phạt này có ý nghĩa to lớn trong một số trường hợp cần áp dụng hình phạt bổ sưng đối với người phạm tội như phạt tiền; trục xuất; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định Nếu khơng tun hình phạt chính thì Tịa án khơng được áp dụng hình phạt bổ sung. Ví dụ: một người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự. Khi xét xử, Tịa án thấy chỉ cần áp dụng hình phạt cảnh cáo dối với bị cáo nhưng xét thấy cần phạt người này một khoản tiền, nên đã lựa chọn hình phạt cảnh cáo là hình phạt chính và phạt tiền là hình phạt bổ sung.

2. Phạt tiền

Phạt tiền là việc Tịa án tuyên buộc người phạm tội phải nộp một số tiền theo quy định của pháp luật để sung quỹ Nhà nước. Phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.

Bộ luật hình sự năm 1999 có tới 68 trường hợp phạm tội quy định phạt tiền là hình phạt chính. Ngồi các tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính thì cịn nhiều tội phạm ít nghiêm trọng khác cũng được quy định phạt tiền là hình phạt chính.

Phạt tiền là hình phạt nặng hơn so với hình phạt cảnh cáo nhưng cũng là loại hình phạt nhẹ so với các hình phạt khác mong hệ thống hình phạt, nên chỉ áp dụng đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng. Ngồi ra, nhà làm luật khơng quy định những điều kiện khác khi áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội như đối với hình phạt cảnh cáo là phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ. nhưng lại giới

hạn là cho những trường hợp Bộ luật hình sự có quy định phạt tiền là hình phạt chính thì Tịa án mới được áp dụng.

Mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động về giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng. Như vậy mức thấp nhất của hình phạt tiền là một triệu đồng, còn mức cao nhất là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể do Bộ luật hình sự quy định. Ví dụ: đối với tội bn lậu (khoản 1 Điều 153) khung hình phạt tiền là từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Tịa án có thể phạt dưới mười triệu đong nếu có tình tiết giảm nhẹ nhưng không được dưới một triệu đồng; ngược lại, dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì Tịa án cũng khơng được phạt nên một trăm triệu đồng. Việc xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, cần tính đến tình hình tài sản của người phạm tội, đến sự biến động giá cả là để ấn định một mức tiền phạt trong phạm vi khung hình phạt chứ khơng được tùy tiện vượt khung hình phạt. trường hợp phai dưới mức thấp nhất phải ghi rõ lý do trong bản án.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w