Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộ

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 34 - 46)

Điều 19 Bộ luật hình sự quy định: tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hình vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ấy .

Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt diệc phạm tội, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, chưa có văn bản quy đỉnh chung cho mọi trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chỉ có một số trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định trong các văn bản pháp luật đơn hành. Ví dụ Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30-10-1967 ở Điều 20 quy định những trường hợp giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt: (... có âm mưu phạm tội nhưng

đã tự nguyện khơng thực hiện tội phạm”; và tại bản tổng kết số 452-HS2 ngày 10-

8-1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người, đã hướng dẫn: trường hợp mặc dù đã rõ ràng can phạm có ý định giết người hoặc

khi khơng xác định được rõ ràng ý thức của y nhưng nếu được nửa chừng hành động, can phạm thấy nạn nhân đã bị thương tích chủ động tự mình chấm dứt tấn cơng, tuy biết ơng cịn có thể tiếp tục hành động cho nên định tội là tội giết người chưa đạt .

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực, tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1988 và Nghị quyết số 1-89/ HĐTP ngày 19-4-1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã đề cập đến chế định này nhằm hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng đối

với tất cả các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Nội dung của Điều 16 Bộ luật hình sự năm 1985 được quy định lại tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999, khơng có thay đổi bổ sung, nên hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5-1-1988 và Nghị quyết số 01- 89/HĐTP ngày 19-4-1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về chế định này vẫn còn ý nghĩa. Căn cứ vào các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, qua thực tiễn xét xử, chúng ta có thể nghiên cứu chế định này với ý nghĩa là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một khái niệm pháp lý mà trước đây chúng ta quen gọi là tự nguyện đình chỉ, đó là cách gọi tắt chứ bản thân nó chưa phản ánh đầy đủ nội dung của hành vi này. Đáng ra phải gọi là "tự ý đình chỉ việc thực hiện tội phạm", nhưng gọi như vậy cũng chưa rõ ràng, chưa nói lên được can phạm tự ý đình chỉ ở giai đoạn tội phạm nào. Vì vậy, Bộ luật hình sự nêu khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là hồn tồn chính xác và đầy đủ. Khái niệm pháp lý này có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác xét xử, nó xác định người có hành vi nguy hiểm có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng, chịu tới mức nào. Tuy trong thực tiễn xét xử chúng ta khơng gặp nhiều những vụ án có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội" nhưng mỗi khi gặp thì lại thường có những ý kiến khác nhau, do vậy mà có vụ án lẽ ra phải xử phạt bị cáo với mức án cao, thì Tịa án lại miễn trách nhiệm hình sự hoặc ngược lại.

Về lý luận, thì tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ xảy ta trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chưa hoàn thành và chuẩn bị phạm tội. Cịn ở những giai đoạn khác khơng thể có "tự nguyện nửa chừng chấm dứt diệc phạm tội mà chỉ có thể tự ý chấm dứt tội phạm”. Ở giai đoạn phạm tội chưa đạt dã hoàn thành và giai đoạn phạm tội hoàn thành, người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những dấu hiệu khách quan và chủ quan của tội phạm.

Ví dụ: H có hành vi bn bán thuốc lá 555 ngoại trong một năm, sau không tiếp tục buôn bán nữa, mà chuyển sang buôn một số mặt hàng khác (khơng thuộc loại hàng cấm lưu thơng), nhưng vì khơng có đăng ký kinh doanh, nên bị cơ quan điều tra bất giữ. Trong quá trình điều tra, H đã khai ra hành vi bn bán thuốc lá 555 trước dây. Tịa án cấp sơ thẩm đã xử H về tội buôn bán hàng cấm và phạt bị cáo 5 năm tù giam, Tịa án cấp phúc thẩm nhận định: hành vi bn thuốc lá 555 của H đã được "tự ý đình chỉ” nên đã miễn hình phạt. Ở đây, đúng là H đã có hành vi “tự ý chấm dứt tội phạm" không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì tội phạm đã hồn thành. Sau khi bị bắt về tội kinh doanh trái phép, H

đã khai báo ra việc bn bán thuốc lá 555 trước đây, đó là tự thú hoặc là khai báo thành khẩn, hoàn toàn khác với tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Như vậy, khi chúng ta đã xác định tội phạm đã hồn thành thì vấn đề 'tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội" không đặt ra nữa.

Cũng khơng có vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hồn thành, vì phạm tội chưa đạt dã hồn thành là người phạm tội dã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả. nhưng vì ngun nhân khách quan hậu quả do đã khơng xảy ra

Ờ đây người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Mặc dù người phạm tội dửng và khơng cịn gì ngăn cản nhưng cũng không được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, vì người phạm tội dã thỏa mãn với hành vi mà họ đã gây ra, chỉ có hậu quả là y chưa thỏa mãn.

Đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nếu như người phạm tội tự nguyện khơng tiếp tục tội phạm nữa thì được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, vì ở giai đoạn này người phạm tội mới có hành vi tạo ra những cơ sở vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Nó chỉ là tiền đề cho việc xâm hại đến những quan hệ xã hội (khách thể); nó là sự bắt đầu thực hiện tội phạm, ở giai đoạn này chưa có hành vi thực hiện tội phạm.

Như vậy, khi chúng ta xem xét một vụ án có vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm hay khơng, thì điều trước hết phải xét là người phạm tội thực hiện tội phạm được dừng lại ở giai đoạn nào, trường hợp phạm tội chưa đạt đã hồn thành thì mặc dù người phạm tội có tự ý dừng lại khơng thực hiện nữa cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Nhưng ngay cả khi thỏa mãn điều kiện trên thì vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận kẻ phạm tội tự ý nửa chừng chấm dù việc thực hiện tội phạm, mà sự tự ý đó phải dứt khốt, triệt để chứ không phải là tạm thời, chốc lát.

Ví dụ: một người giả vờ ra đầu thú để chờ cơ hội tiếp tục hoạt động tội phạm thì khơng được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Một người dùng dao găm đâm nạn nhân bị thương, thấy nạn nhân ra máu nhiều quá, người này không đâm nữa, nhưng nạn nhân bỏ chạy, y lại đuổi theo, nạn nhân bị ngã, y cầm dao đứng nhìn. Cứ như vậy hai, ba lần đến khi nạn nhân chạy thoát trong lúc y vẫn đuổi theo, mặc dù ở đây khơng có ngun nhân khách quan ngăn cản y những lần đuổi trước và y cũng không đâm nạn nhân, nhưng sự tự ý của y không dứt khốt, khơng triệt để, cho nên khơng thể coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm được.

Khi có đủ hai diều kiện như đã phân tích ở trên thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Bộ luật hình sự quy định như vậy thể hiện thái độ dứt khốt về chính sách hình sự của nước ta. Việc quy định như vậy xuất phát từ cơ sở thực tế là hành vi phạm tội xảy ra trước lúc tự ý chấm dứt nửa chừng việc thực hiện tội phạm nói chung đã mất tính nguy hiểm cho xã hội hoặc hậu quả đã được hạn chế ở mức đáng kể. Biện pháp cưỡng chế khơng hoặc có ít tác dụng đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Việc miễn trách nhiệm hình sự chính là một biện pháp ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm, bảo vệ các quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, người tự ý nửa chửng chấm dứt việc thực hiện tội phạm chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội mà người đó định phạm. Cịn hành vi thực tế mà họ đã thực hiện trước khi họ tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, nếu có đầy đủ dấu hiệu cấu thành một tội khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó. Ví dụ một người định giết người, nhưng mới đâm một như thấy

nạn nhân bị thương, thấy vậy y khơng đâm nữa tuy khơng có gì ngăn cản, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người, nhưng người này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Trong một vụ án đồng phạm, vấn đề tự ý nửa chửng chấm dứt việc thực hiện tội phạm không giống như trường hợp phạm tội riêng rẽ (chỉ có một người thực hiện). Chỉ có người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm mới được áp dụng lý luận về tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm như trường hợp phạm tội riêng rẽ, còn những người khác như: người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thì phải có thêm những điều kiện khác ngoài hai điều kiện đã quy định như đối với người thực hành. Những điều kiện đó là:

- Sự tự ý của người đồng phạm phải xảy ra trước khi người thực hành trực tiếp bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, vì nếu như người thực hành đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm thì sự tự ý của người đồng phạm khơng cịn tác dụng làm mất tính nguy hiểm cho xã hội mà tội phạm đã gây ra và chính vì vậy mà sự tự ý đó khơng cịn ý nghĩa nữa.

- Đồng thời với sự tự ý, họ phải cơ những hành động tích cực ngăn ngừa tội phạm xảy ra, vì họ khơng phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu như họ chỉ tự ý trong tư tưởng thì tội phạm vẫn xảy ra, hơn nữa nếu họ khơng có những hành động tích cực ngăn ngừa tội phạm xảy ra thì lấy gì để chứng minh họ tự ý khơng thực hiện tội phạm nữa? Ví dụ nếu họ cho mượn hung khí, phương tiện thì họ phải địi lại hoặc trước khi tội phạm được thực hiện họ phải báo với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn tội phạm xảy ra.

Tóm lại, khi xem xét một vụ án có vấn đề tự ý nửa chửng chấm dứt việc

thực hiện tội phạm. chúng ta cần đánh giá toàn bộ vụ án, căn cứ vào những điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm để xét người thực hiện có phải là tự ý thật sự hay khơng. Đối với vụ án có đồng phạm, những người khơng phải là người thực hành thì ngồi những điều kiện chung, bản thân họ còn phải thỏa mãn hai điều kiện riêng thì họ mới được cơng nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm.

Nửa chửng chấm dứt việc phạm tội cũng là trường hợp hậu quả chưa xảy ra, nhưng hậu quả ở đây là hậu quả đối với tội định phạm chứ không phải hậu quả thực tế. Ví dụ: A có ý định giết B nhưng mới đâm B một nhát thấy máu của B ra nhiều, A sợ nên không đâm nữa mặc dù khơng có ai ngăn cản A. Hành vi của A tuy đã gây ra hậu quả thực tế là làm B bị thương nhưng chưa gây ra hậu quả chết người là hậu quả của tội giết người. Nếu đúng là A tự ý nửa chừng chấm dứt việc giết B thì A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người. nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự chứ khơng phải là khơng có sự việc phạm tội, miễn tức là có trách nhiệm hình sự nhưng được Nhà nước miễn. về ý nghĩa xã hội miễn trách nhiệm hình sự cũng giống như loại trừ trách nhiệm hình sự (khơng cịn trách nhiệm hình sự) nhưng về mặt pháp lý họ vẫn có thể bị xử lý bằng biện pháp khác. Do đó miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp này thực chất là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về

tội họ định phạm, còn hành vi của họ trên thực tế cấu thành tội gì thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ấy. Nếu hành vi của họ không cấu thành tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự thì họ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự và trong trường hợp này tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được coi là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.

14. Đồng phạm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự thì đồng phạm là

trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mơ tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, khơng phải cứ có nhiều người tham gia đã coi là đồng phạm, mà nhiều người đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng khơng cùng thực hiện một tội phạm thì khơng gọi là đồng phạm. Ví dụ: A cắt khóa vào nhà kho lấy trộm một chiếc ti vi. B nhìn thấy, lợi A đem ti vi ra ngồi sau đó lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc quạt bàn và một số phụ tùng xe máy, khi ra khỏi kho được 200m thì cả A và B đều bị bảo vệ cơ quan phát hiện bắt giữ. Tuy cả A và B đều thực hiện tội trộm cắp tài sản nhưng không cùng thực hiện, nên không coi trường hợp tội phạm của A và B là đồng phạm.

Chế định đồng phạm quy định trong Bộ luật hình sự có hai loại mà theo khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm gần đơn và đồng phạm phức tạp (phạm

tội có tổ chức).

Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một

tội phạm đều lả người thực hành.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa

những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự).

Trong vụ án có đồng phạm, tùy thuộc vào quy mơ và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như. người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

a) Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chi huy việc thực hiện tội

phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể có những hành vi như. khởi xướng việc phạm tội; vạch kế hoạch thực

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w