Tù chung thân

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 66 - 68)

II. CÁC HÌNH PHẠT

6. Tù chung thân

Tù chung thân là hình phạt tù khơng thời hạn, được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức xử phạt tử hình.

Mặc dù là hình phạt tù khơng thời hạn, nhưng thực tiễn thi hành án phạt tù chưa có trường hợp nào người bị kết án phải chấp hành hình phạt suất đời trong trại giam. Cũng chính vì vậy, trong q trình soạn thảo Bộ luật hình sự năm 1999, có ý kiến đề nghị bỏ loại hình phạt tù chung thân trong hệ thống hình phạt và tăng mức hình phạt tù có thời hạn lên ba mươi năm. Tuy nhiên, xét thấy hình phạt tù chung thân vẫn cịn cần thiết trong hệ thống hình phạt nước ta để áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa tới mức bị xử phạt tử hình. Mặt khác, hình phạt tù chung thán cịn có ý nghĩa răn đe và giáo dục người phạm tội, góp phần vào việc đấu tranh phịng và chống tội phạm. Do đó Bộ luật hình sự vẫn quy định hình phạt tù chung thân trong hệ thống hình phạt.

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tù chung thân chỉ áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chứ không phải người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như Bộ luật hình sự năm 1985. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sư, thì người bị kết án tù chung thân nếu đã chấp hành được mười hai năm và có nhiều tiến bộ, có thể được giảm lần đầu xuống ba mươi năm tù và dù dược giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm. Đây là quy định mới, so với Bộ luật hình sự năm 1985 có nghiêm khắc hơm. Nhưng khơng phải nhằm trừng trị nặng hơn mà để cho phù hợp với cơ cấu hình phạt trong hệ thống hình phạt mới, trong đó hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người phạm nhiều tội có thể lên tới ba mươi năm tù.

Khơng áp dụng hình phạt tù chung thân dối với người chân thành niên phạm tội. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi trịn. Ví dụ một người sinh ngày 10-3-1982 mà phạm tội ngày 9-3-2000, thì chưa đử 18 tuổi.

7. Tử hình

Tử hình là hình phạt tước bỏ quyền sống của người phạm tội nên nó chi được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và cũng chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt.

Việc Bộ luật hình sự nước ta cịn quy định loại hình phạt tử hình xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội của nước ta u cầu cần phải có loại hình phạt tử hình nhằm trừng trị những kẻ phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng. nhân phẩm của con người, xâm phạm sở hữu, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm về ma túy, về tham nhũng, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, các tội phá hoại hịa bình, chẳng lồi người và tội phạm chiến tranh.

Trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay việc Nhà nước vẫn cịn giữ loại hình phạt tử hình là cần thiết vì như Mác đã nói: quyền khơng bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định"l. Khi Nên kinh tế phát triển, hình đơ văn mình của xã hội càng cao, các thế lực thù địch khơng cịn khả năng chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa nữa thì hình phạt tử hình cũng khơng cịn cần thiết.

Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt nước ta, chì được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng không phải bất cứ người nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị phạt tử hình mà chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với những người gây tội ác rất lớn, gây phương hại đến an ninh quốc gia, những kẻ đã thối hóa, biến chất, tham nhũng tiền của với giá trị rất lớn... Khi cân nhắc giữa hình phạt tù chung thân với hình phạt tử hình mà thấy cịn băn khoăn thì cương quyết khơng áp dụng hình phạt tử hình mà áp dụng hình phạt tù chung thân. Tịa án phải xem xét, đánh giá thật toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, khi khơng cịn khả năng nào khác thì mới áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội.

Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bi xét xử.

Khơng thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Đây là quy định xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện ngljn tắc xử lý và chính sách hình sự của Nhà nước ta dối với người chưa thành niên, phụ nữ có thai và phụ nữ đang ni con nhỏ.

Là hình phạt đặc biệt, nên nó khơng chỉ đặc biệt khi Tòa án áp dụng, mà việc thi hành cũng theo những thủ tục đặc biệt. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, trong thời hạn 7 ngày, người bị kết án có quyền làm đơn gửi Chủ tịch nước ấn ân giầm án tử hình; dù người bị kết án có làm đơn xin ân giảm hay khơng thì hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản sao bản án phải được gửi ngay lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày

nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nếu người bị kết án làm đơn xin ân giảm án tử hình thì Chánh án Tịa án nhân dân tối cao và Viện trương Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải giải trình với Chủ tịch nước ý kiến của mình về hình phạt tử hình dối với người bị kết án, rồi chuyển hồ sơ vụ án cùng đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án lên Văn phịng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước xem xét quyết định. Nếu Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của người bồ kết án thì mới được tổ chức thi hành. Trường hợp Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án thì án tử hình chuyển thành tù chung thân.

Việc tố chức thi hành án tử hình cũng quy định rất chặt chẽ. Sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình hoặc Chánh án Tịa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì Chánh án Tịa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Tịa án, Viện kiểm sát và Cơng an. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án, giao cho người bồ kết án đọc quyết định thi hành án, quyết định khơng kháng nghị của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu người bị kết án xin ân giảm án tử hình thì phải giao cho họ đọc bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. Tất cả việc trên phải được lập thành biên bản ghi rõ việc đã giao các quyết định cho người bị kết án, ghi rõ những lời nói của họ, ghi rõ những thư từ, đồ vật mà người bị kết án gửi lại cho thân nhân của họ. Thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc.

Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thực tiễn xét xử đã có một vài trường hợp, Hội đồng thi hành án đã hỗn thi hành, vì người bị kết án khai ra đồng phạm khác, như trường hợp đối với Siêng Phèng bị kết án tử hình về tội mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ Lào vào Việt Nam. Do Siêng Phèng khai, nên cơ quan điều tra dã khám phá ra đường dây buôn lậu ma túy do Vũ Xuân Trường tổ chức cùng nhiều tên khác.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w