Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 46).

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 88 - 90)

II. CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2. Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 46).

hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 46).

Đây là trường hợp người phạm tội đã gây ta thiệt hại, tức là thiệt hại đã thực tế xảy ra nhưng đã sửa chữa, bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm.

Bộ luật hình sự năm 1985 khơng quy định trường hợp khắc phục hậu quả, nên thực tiễn xét xử có những trường hợp người phạm tội khơng gây ra thiệt hại hoặc thiệt hại đó khơng thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng vật chất được, nhưng người phạm tội rất tích cực khắc phục hậu quả. Ví dụ như đã bán trẻ em ra nước ngồi nên đã ra nước ngồi tìm để đưa đứa trẻ trả về cho bố mẹ đứa trẻ đó, hoặc gây ra tai nạn giao thông em chết người, người phạm tội đã lo mai táng, thăm hỏi,

động viên gia đình người bị chết, nhận bố mẹ người chết làm bố mẹ nuôi và thường xuyên đi về để phụng dưỡng.. Đây là tình tiết đáng được khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. nhưng đó khơng phải là tình tiết tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại. từ thực tiễn xét xử này, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thêm trường hợp khuất phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là hồn tồn phù hợp.

Sửa chữa, bồi thường và khắc phục là ba khái niệm có nội dung khác nhau nên có thể nói điểm B khoản 1 Điều 46 quy định tới 3 tình tiết giảm nhẹ chứ khơng phải là một tình tiết giảm nhẹ, nhưng tính chất của các tình tiết này gần giống nhau về bản chất nên được quy định trong cùng một điểm.

Sửa chữa là chữa lại những cái bị hư hỏng. Ví dụ: chữa lại chiếc xe bị hỏng, lợp lại mái nhà bị vỡ ngói, chữa lại chiếc bàn, chiếc ghế bị gãy chân, đắp lại được một đoạn đê bị đào phá... Trong thực tế có một số trường hợp chúng ta lầm tường đó là hành động sửa chữa nhưng lại khơng phải.Ví dụ : một người đánh người khác bị thương, thấy nạn nhân ra nhiều máu, nên đã băng bó rồi thuê xe chở đi bệnh viện cấp cứu Hành động này thuộc trường hợp dã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại chứ không phải sửa chữa thiệt hại.

Bồi thường là đền bù lại những thiệt hại mà mình đã gây nên cho người khác. Ví dụ: một người đã trộm cắp chiếc xe máy bán lấy tiến tiên xài, khi vụ án bị phát hiện, cơ quan điều tra không thu hồi được chiếc xe bị mất đó, nên người phạm tội đã tự nguyện trả cho chủ sở hữu chiếc xe đó một khoản tiền bằng giá trị chiếc xe bị mất hoặc mua một chiếc xe tương tự như chiếc xe bị mất để trả cho chủ sở hữu.

Chỉ những gì khơng cịn nữa mới đặt vấn đề bồi thường và cũng chỉ bồi thường được những thiệt hại về vật chất chứ không thể bồi thường được những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự. Vì vậy, đối với trường hợp giết người, có ý gây thương tích, nếu người phạm tội tự nguyện đưa cho người bị hại hoặc đại diện cho họ một khoản tiền mai táng, tiền chữa bệnh, tiền trợ cấp khó khăn... thì đó khơng phải là bồi thường thiệt hại mà chỉ có thể coi đó là tự nguyện khấc phục hậu quả.

Khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được. Ví dụ: một người vợ bị giết đã để lại nhiều hậu quả như đứa trẻ khơng có người mẹ chăm sóc ni dưỡng, gia đình thiêu đi một người lao động nên giảm thu nhập, các chi phí cho việc mai táng, thờ cúng, nếu người vợ này lại là giáo viên giảng dạy ở một trường đại học thì cịn ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp giáo viên của trường đại học đó, v.v.. Nếu người phạm tội tự nguyện khắc phục những hậu quả đó thì được coi là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, khơng phải khắc phục hết mọi hậu quả thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ mà có thể người phạm tội chỉ khắc phục được một hoặc một số hậu quả cũng có thể coi là tình tiết giảm nhẹ, khắc phục càng nhiều, thì được giảm nhẹ nhiều.

Người phạm tội sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả phải tự nguyện. Nếu do tác động của người khác hoặc của cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội, người phạm tội mới sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả thì khơng dược coi là giảm nhẹ. Sự tự nguyện của người phạm tội bao gồm cả hành vi nhắn tin cho gia đình bồi thường thay cho mình trong lúc họ đang bị tạm giam giữ. Đối với người chưa thành niên phạm tội thì người giám hộ tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt đối với họ.

Việc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả phải xảy ra trước khi xét xử và thuộc ở cấp nào thì cấp đó coi là tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ trước khi xét xử sơ thẩm, người phạm tội chưa tự nguyện bồi thường thiệt hại, nhưng trước khi xét xử phúc thẩm họ lại tự nguyện bồi thường thiệt hại thì Tịa phúc thẩm coi đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm khi quyết định hình phạt.

Điếu luật khơng quy định mức độ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả là bao nhiêu. toàn bộ hay một phần. Nhưng qua thực tiễn xét xử, Tòa án vẫn coi trường hợp người phạm tội chỉ sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả một phần là tình tiết giảm nhẹ. Tất nhiên mức sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả phải chiếm một tỷ lệ đáng kể so với toàn bộ thiệt hại mà họ đã gây ra. Nếu thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra so với khả năng kinh tế của họ khơng đáng kể thì nói chung mức sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục phải là toàn bộ. Khi xét mức sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục phải căn cứ vào thiệt hại đế xảy ra so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người phạm tội.

Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này hồn tồn phụ thuộc vào sự tự nguyện và mức sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả của người phạm tội đối với thiệt hại mà họ đã gây ra.

Khi áp dụng tình tiết này cần chú ý: nếu người phạm tội chỉ tự nguyện sửa chữa thì xác định người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa thiệt hại, khơng được xác định cả tình tiết bồi thường hoặc khắc phục hậu quả, nếu người phạm tội vừa tự nguyện sửa chữa, vừa tự nguyện bồi thường, vừa tự nguyện khắc phục hậu quả thì phải coi họ có cả ba tình tiết giảm nhẹ nếu hành vi của họ chỉ xâm phạm trực tiếp một khách thể. Ví dụ: A đất nhà của B làm cháy toàn bộ tài sản trong nhà B. Sau khi sự việc xảy ra A dã làm lại nhà cho B và bồi thường toàn bộ số tài sản bị cháy, đồng thời giao nhà của mình cho gia đình B ở trong thời gian chưa sửa chữa xong nhà cho B.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w