Không tố giác tội phạm là biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.
Biết rõ tội phạm là phải biết hành vi của người khác là hành vi phạm tội, bản thân người không tố giác cũng nhận thức được hành vi đó là hành vi cấu thành tội phạm mà khơng tố giác thì mới chịu trách nhiệm hình sự. Nếu biết rõ hành vi nhưng khơng nhận thức được hành vi đó là hành vi phạm tội thì việc khơng tố giác khơng phải là hành vi phạm tội. Ví dụ: một nhân viên nhìn thấy thủ quỹ dưa tiên cho giám đốc, nhưng khơng biết đó là tiền gì. Sau khi vụ án bị phát hiện mới biết thủ quy đưa tiền cho giám đốc là tiền tham ô.
Thực tiễn xét xử cho thấy có một số tội phạm khơng phải ai cũng nhận biết được, ngay cả với người phạm tội nhiều trường hợp họ cứ nghĩ rằng hành vi của mình là hợp pháp và nếu có sai thì cũng chưa tới mức cấu thành tội phạm, chỉ khi các cơ quan tiến hành tố tung phân tích thì họ mới nhận thức được hành vi của mình là phạm tội; có khơng ít trường hợp việc xác đinh hành vi có phải là phạm tội hay khơng cịn do trình độ, năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán. Do đó, chỉ khi nào người có hành vi khơng tố giác biết rõ hành vi của người khác là hành vi phạm tội thì họ mới chịu trách nhiệm hình sự, nếu họ nhận thức khơng rõ ràng thì khơng coi là khơng tố giác tội phạm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ai nhìn thấy cũng phải thừa nhận đó là phạm tội thì
cũng khơng được loại trừ trách nhiệm hình sự. Ví dụ, A biết rõ B bỏ thuốc độc xuống giếng nhà C để dầu độc cả gia đình C nhưng khơng tố giác hành vi của B.
Khơng tố giác là khơng trình báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn hoặc kịp thời điều tra phát hiện tội phạm, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý người phạm tội. Nếu người không tố giác là ông, bà, cha. mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự. Đây là quy định mới so với Bộ luật hình sự năm 1985, ghi nhận mối quan hệ tình cảm sâu nặng trong mối quan hệ huyết thống của gia đình, phản ánh đúng tâm trạng của những người thân thích trong một gia đình. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự cũng chỉ loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp tội phạm thơng thường, cịn nếu tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm. Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm. thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Chương IV
THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ,MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1. Khái niệm
Một người thực hiện hành vi phạm tội sau một thời gian nhất định, tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Nhà nước thấy không cần phải truy cứu cứu trách nhiệm hình sự được họ, vì việc xử lý bằng biện pháp hình sự đối với họ khơng cần thiết nữa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lần đầu tiên Bộ luật hình sự nêu khái niệm về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm khẳng định tính chất, nội dung pháp lý của vấn đề Dày, giúp cho mọi người hiểu được thế nào là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khơng phải băn khoăn, lo sợ, biết được hành vi phạm tội của mình trong thời hạn bao lâu thì khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc nêu khái niệm về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cịn có ý nghĩa phân biệt với thời hiệu thi hành án trong Bộ luật hình sự và các thời hiệu khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác như: thời hiệu khởi kiện dân sự, kình tế, hành chính, lao động,
Quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan tiến hành tố tụng là cần khẩn trương truy tìm, điều tra tội phạm và người phạm tội, đồng thời áp dụng các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo dám nguyên tắc mọi tội phạm đều phải được phát hiện chính xác, nhanh chóng và sử là cơng minh, kịp thời, khơng để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.