Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (điểm kkhoản 1 Điều 48)

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 115 - 116)

III. CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

16. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (điểm kkhoản 1 Điều 48)

Hậu quả của tội phạm là những thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra lớn hơn so với mức bình thường.

Chúng ta khơng thể quy định một cách máy móc hậu quả của tội phạm như thế nào là ở mức bình thường chung cho tất cả tội phạm, vì ậy khi xác định hậu quả của tội phạm như thế nào là bình thường phải căn cứ vào cấu thành cự thể. điều này cũng phù hợp với ngun tắc cá thể hóa hình phạt là khi quyết định hình phạt chỉ được lựa chọn mức hình phạt trong một khung hình phạt.

Ví dụ tội giết người, chúng ta có thể coi một người bị chết là hậu quả bình thường của tội này. Nếu có hai người bị chết thì bị cáo bị xử phạt ở khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự với tình tiết "giết nhiều người Khi áp dụng khoản 1 Điều 93 để xử phạt bị cáo với tình tiết "giết nhiều người" trong trường hợp có hai người chết thì khơng coi là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nữa vì lúc này 2 người chết là hậu quả cần và đủ của khoản 1 Điều 93. Từ đó chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng ở mỗi cấu thành tội phạm không giống nhau và nó tùy thuộc vào các cấu thành cụ thể. Nếu áp dụng khoản 1 Điều 93 thì phải có từ 3 người chết trở lên mới gọi là hậu quả nghiêm trọng hoặc có 2 người chết và một người bị thương nặng cũng có thể coi là nghiêm trọng. Nếu là thiệt hại về tài sán thì phải từ 50 triệu đồng trở lên (đối với tội do cố ý) và từ 200 triệu trở lên (đối với tội do vô ý) mới coi là hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả của tội phạm không chỉ là những thiệt hại về vật chết mà cịn có những thiệt hại phi vật chất. Vì vậy, có trường hợp tuy thiệt hại về vật chất chưa phải là nghiêm trọng nhưng xét về các mặt khác thì vẫn có thể coi là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: một người lừa đảo chiếm đoạt 3 triệu đồng của một người thân của người bệnh đang nằm bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân lại là người ở thơn q ra Hà Nội, khơng có ai quen thuộc. Người thân của bệnh nhân phải bán thóc để lấy 3 triệu đồng ra Hà Nội mua thuốc cho người bệnh. Nếu xét số tiền bị chiếm đoạt thì chưa tới mức gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vì khơng có 3 triệu đồng nên người bệnh khơng có thuốc để điều trị dần đơn tử vong thì phải coi hành vi chiếm đoạt 3 triệu đồng là gây hậu quả nghiêm trọng. thậm chí có thể là gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Tóm lại khi xác định hậu quả có nghiêm trọng hay khơng phải căn cứ vào những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây nên trong một khung hình phạt cụ thể và khơng chỉ căn cứ vào những hậu quả về vật chất mà phải xét đến những hậu quả về tinh thần, về các mặt khác của xã hội.

Mức tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra trong một khung hình phạt. Thiệt hại càng nghiêm trọng mức tăng nặng càng nhiều và ngược lại.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w