Tịch thu tài sản

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 74 - 76)

II. CÁC HÌNH PHẠT

6. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước.

Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung và nó chi được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp Bơ luật hình sự quy định. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ trường hợp phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

đều bị tịch thu tài sản, mà chỉ áp dụng đối với trường hợp do phạm tội mà có một khối tài sản bất chính (thu nhập bất chính), hoặc nếu khơng tịch thu tài sản của họ thì có thể họ dùng tài sản đó để thực hiện tội phạm mới như đối với người bồ kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia, tuy họ khơng có thu nhập bất chính nhưng nếu khơng tịch thu tài sản của họ thì sẽ có nguy cơ họ lại tiếp tục phạm tội.

Trong các trường hợp không phải người bồ kết án phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì hình phạt tịch thu tài sản chủ yếu áp dụng đối với người bị kết án phạm các tội có liên quan đến tài sản. Ví dụ: Phùng Long Thất trong vụ án Tân Trường Sánh bi kết án về tội nhận hối lộ, cơ quan điều tra chỉ chứng minh được khoảng gần 2 tỷ đồng, nhưng Phùng Long Thất có một khối tài sản bất minh gần 4.000 lượng vàng, do đó Tịa án đã áp dụng hình phạt tịch thu tồn bộ tài sản của Phùng ơng Thất để sung quỹ Nhà nước.

Khác với hình phạt cấm cư trú và hình phạt quản chế chỉ áp dụng đối với người bị kết án phạt tù, hình phạt tịch thu tài sản áp dụng đối với cả người bị kết án bị phạt cảnh cáo phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất hoặc được hướng án treo.

Về nguyên tắc, khi áp dụng hình phạt tịch thu tài sản thì khơng có nghĩa là Tịa án khơng được áp dụng hình phạt phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người bị kết án nữa.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử, các Tịa án thường chỉ áp dụng một trong hai loại hình phạt. hoặc là tịch thu tài sản hoặc là phạt tiền. Nếu áp dụng hình phạt tiền mà mức tiền phạt theo quy định của Bộ luật hình sự chưa có tác dụng tước đoạt những khoản thu nhập bất chính của người bị kết án thì Tịa án áp dụng hình phạt tịch thu tài sán, nếu điếu luật quy định cả hai loại hình phạt này. Ví dụ: Vũ Xn Trường trong vụ án mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, nếu áp dụng hình phạt tiền thì mức phạt cao nhất mà điều luật quy định là năm trăm triệu đồng, nhưng Vũ Xuân Trường do mua bán ma túy nhiều năm nên đã có một khối tài sản rất lớn gấp nhiều lần năm trăm triệu đồng. Do đó Tịa án đã khơng áp dụng hình phạt tiền mà áp dụng hình phạt tịch thu tài sản đối với Vũ Xuân Trường.

Việc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người bị kết án là căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm do người bị kết án gây ra, căn cứ vào tình hình tài sản của người bị kết án, những khoản thu nhập bất chính có liên quan đến tội phạm. Trong trường hợp tịch thu một phần tài sản, Tòa án phải tuyên rõ tịch thu những tài sản gì, phần tài sân nào, khơng nên tuyên tịch thu 1/3 hoặc 112 tài sản của người bị kết án sẽ gây khó khăn trong việc thi hành án. Trong trường hợp tuyên tịch thu tồn bộ tài sản, thì Tịa án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ một số tài sản để họ có điều kiện sinh sống, trong bản án phải ghi rõ để lại những tài sản nào. Các tài sân như: đồ nữ trang, quần áo, các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình người bị kết án không được tịch thu. Chỉ tịch thu tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án, đối với tài sản thuộc sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung hợp nhất, trước khí tuyên bố tịch thu phần của người bị kết án, phải xác định phần quyền sở hữu của người bị kết án là bao nhiêu, là những thứ gì, nếu tài sản khơng thể chi được thì tun tịch

thu phần giá trị của tài sản đó và quyết định kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành án.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w