Cấm đảm nhiệm chức vụ

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 69 - 70)

II. CÁC HÌNH PHẠT

1. Cấm đảm nhiệm chức vụ

Cấm đảm nhiệm chức vụ là việc Tòa án cấm người bị kết án giữ một hoặc một số chức vụ nào đó do nếu để họ đảm nhiệm các chức vụ đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Theo quy định tại Điều 277 Bộ luật hình sự thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực hiện một cơng vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Như vậy, khái niệm ve chức vụ trong luật hình sự tương đối rộng. Tịa án có thể áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người phạm tội cũng rất đa dạng. Tuy nhiên khi áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người bị kết án cần phải cá thể hóa, cấm đảm nhiệm chức vụ gì phải ghi rõ trong bản án. Tịa án có thể cấm đảm nhiệm một chức vụ, nhưng cũng có thể cấm đảm nhiệm nhiều chức vụ, nhưng phải ghi cụ thể trong bản án đó là chức vụ gì. Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phịng tổ chức, cán bộ Cơng ty vật tư, bị kết án về tội nhận hối lộ. Tòa án phạt A ba năm tù và cấm đảm nhiệm chức vụ Trưởng phịng hoặc Phó trưởng phịng tổ chức, cán bộ trong thời hạn 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Thực tiễn xét xử, nhiều Tòa án thường ghi trong bản án một cách chung chung như. cấm Trần Văn H đảm nhiệm những chức vụ có liên quan đến việc

quản lý kinh tế tài chính trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù . Cách tun này có vẻ chặt chẽ vì nó bao hàm tất cả các chức vụ có liên

quan đến quản lý kinh tế, tài chính và việc thi hành án cũng đơn giản, người bị kết án chỉ có mỗi việc là khơng đảm nhiệm bất cứ chức vụ gì là xong. Tuy nhiên xét

về ngun tắc cá thể hóa hình phạt, thì cách tun như trên là khơng đúng, bởi vì hình phạt bao giờ cũng được cụ thể hóa, khơng có hình phạt chung chung. Vì vậy khi áp dụng loại hình này, Tịa án cần tun cụ thể cấm đảm nhiệm chức vụ gì, thời gian cấm là bao nhiêu.

Khi cấm đảm nhiệm chức vụ đối với người bị kết án phải xuất phát tử yêu cầu phòng Dạng của loại hình phạt này là nếu để họ đảm nhiệm chức vụ đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thông thường chức vụ người phạm tội đảm nhiệm khi thực hiện tội phạm có liên quan đến hành vi phạm tội của họ như. xã đội trường xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành cơng vụ; kế tốn, thủ quỹ xí nghiệp tham Ơ tiền của xí nghiệp; giám đốc cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; chủ tịch xã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,...

Tịa án khơng nên cấm đảm nhiệm những chức vụ không liên quan đến hành vi phạm tội của người bị kết án. Ví dụ: Đặng Xuân Đ là Trưởng phịng kế hoạch Cơng ty vật tư kỹ thuật tinh K, trên đường từ nhà đến cơ quan bằng phương tiện xe máy. Do vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nên đã gây tai nạn làm chết người nên bị Tòa án phát hai năm tù, nhưng cho hưởng án treo và cấm Đặng Xuân Đ đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng trong thời hạn 5 năm sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Việc Tịa án quyết định cấm đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng đối với Đặng Xn Đ rõ ràng là khơng phù hợp, vì chức vụ Trưởng phịng mà Đ đang đảm nhiệm khơng liên quan gì đến hành vi phạm tội của Đ.

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật hình sự thì thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ là tử một năm đến năm năm. Thời hạn cấm được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hường án treo.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w