Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 129 - 132)

V. TỔNG HỢP HÌNH PHẠT

2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là trường hợp một người đã bị kết án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì lại bị xét xử về một hoặc nhiều tội phạm khác. Do đó khi quyết định hình phạt về tội phạm đang bị xét xử, Tịa án phải tổng hợp với hình phạt của bản án trước chưa thi hành hoặc thi hành chưa xong, sau đó buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt chung cho các bản án. Việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án về lý luận cũng như thực tiễn xét xử khơng phải bao giờ cũng dễ dàng mà khơng ít trường hợp sau khi đã tổng hợp mới phát hiện việc tổng hợp đó là khơng đúng hoặc do tổng hợp không rõ ràng nên không thi hành được.

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự, thì việc tổng hợp hình phạt cua nhiều bản án được tiến hành như sau:

- Trong trường hợp một người đang phải chấp hành (chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong) một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tịa án quyết định hình phạt chung như quy định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Nếu đã chấp hành mà chấp hành chưa xong, thì thời gian chấp hành của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

Ví dụ: ngày 20-9-2000, Tịa án nhân dân tỉnh H phạt Phạm Quang K 10 năm tù về tội (nhận hối lộ theo khoản 2 Điều 279, thời hạn tù tính từ ngày 1-8- 2000, bản án này không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trong thời gian đang chấp hành hình phạt tù của bản án ngày 20-9-2000, thì phát hiện ngày 13-7-2000, K còn phạm tội "cưỡng dâm" và bị truy tố Ngày 1-11-2000, Tòa án tỉnh H xét xử Phạm Quang K về tội "cưỡng dâm" và áp dụng theo khoản 2 Điều 113 phạt Phạm Quang K 5 năm tù . Tịa án tổng hợp với hình phạt 10 năm tù của bản án ngày 20-9-2000, buộc Phạm Quang K phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 15 năm tù, được xử thời gian đã chấp hành hình phạt của bản

án ngày 20-9-2000 là 3 tháng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong trường hợp này các Tịa án khơng trừ thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước mà tính thời hạn tù của Phạm Quang K tử ngày 1-8-2000, vì nếu trừ thời gian dã chấp hành hình phạt cua bản án trước thì dễ bị nhầm khi vụ án được xét xử nhiều cấp, mỗi lần xét xử thời gian được trừ lại khác nhau nhưng tổng thời gian mà người bị kết án phải chấp hành lại không thay đổi. Trong vụ án nêu trên, nếu trừ thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước, thì Tịa án tỉnh H phải buộc Phạm quang K chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 15 năm tù, được trừ 3 tháng đã chấp hành, còn lại 14 năm 9 tháng, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 1- 11-2000. Nếu vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thì Tịa án cấp phúc thẩm khi tổng hợp hình phạt phải trừ tiếp thời gian đã chấp hành hình phạt của Phạm Quang K từ ngày 1-11-2000 đến ngày tuyên án phúc thẩm, nếu thời gian đã chấp hành hình phạt của K khơng liên tục mà bị ngắt qng, thì việc tính thời hạn tù rất dễ bị nhầm lẫn.

Thực tiễn xét xử, vì sợ bị nhầm nên các Tịa án thường tổng hợp hình phạt của các bản án và tính thời hạn chấp hành hình phạt tử khi bị bắt lần cuối cùng, nếu trước đó bị cáo có bị tạm giam thì trữ thời gian tạm giam. Khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp này, Tịa án phải áp dụng khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.

- Trong trường hợp khi xét xử một người đang chấp hành một bản án (đã chấp hành, nhưng chưa chấp hành xong hoặc chưa chấp hành) mà lại phạm một tội mới, thì khi xét xử tội mới đó, Tịa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự.

Trường hợp này khác với trường hợp trên ở chỗ tội phạm bị xét xử sau là do người phạm tội thực hiện sau khi bị kết án, cịn trường hợp trên thì tội phạm bị xét xử sau do người phạm tội thực hiện trước khi bị kết án. Hậu quả pháp lý của trường hợp tổng hợp này cũng nặng hơn trường hợp trên ở chỗ người bị kết án có thể chấp hành hình phạt trên 30 năm tù.

Ví dụ Ngày 01-8-2000, Trần Quốc T bị phạt 5 năm tù về tội "cố ý gây

thương tích" theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Trong thời gian đang chấp hành hình phạt, ngày 01-8-2004, Trần Quốc T trốn khỏi nơi giam, sau đó phạm tội "giết người" và tội "cướp tài sản" thì bị bắt vào ngày 30-9- 2004. Đến ngày 11-12- 2005 Tòa án xét xử Trần Quốc T về các tội: tội trốn khỏi nơi giam, tội giết người và tội cướp tài sản và quyết định hình phạt Trần Quốc T 15 năm tù về tội "giết người", 10 năm tù về tội "cướp tài sản" và 5 năm tù về tội "trốn khỏi nơi giam", tổng hợp với hình phạt 1 năm tù chưa chấp hành của bản án ngày 01-8-2000, buộc Trần Quốc T phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 30 năm tù, thời han tù tính từ ngày 30-9-2004. Như vậy, thời gian đã chấp hành hình phạt của Trần Quốc T từ 01-8-2000 đến ngày 01-8-2004 (là 4 năm) không được từ, nên trên thực tế Trần Quốc T có thể phải chấp hành hình phạt 34 năm tù (30 năm + 4 năm). Khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp này, Tịa án phải áp dụng khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

- Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tịa án ra quyết định tổng hợp các bản án. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự như dã phân tích ở trên. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa được tổng hợp lại do nhiều cấp Tòa án xét xử, vậy Chánh án Tịa án nào ra quyết định tổng hợp hình phạt? Vấn đề này, tại Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20-12-1991 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985 đã hướng dẫn:

Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một Tịa án thì Cháy án Tịa án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt.

Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp qn khu), thì Chánh án Tịa án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt. Cụ thể là: nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tòa án cấp huyện khác nhau (trong cùng một tỉnh hay khác tỉnh). thì Chánh án Tòa án cấp huyện đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tịa án quân sự khu vực khác nhau (trong cùng một quân khu hay khác quân khu), thì Chánh án Tịa án qn sự khu vực ra bản án sau cùng quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án đả có hiệu lực pháp luật đều là của các Tòa án cấp tỉnh (hoặc đều là của các Tịa án qn sự cấp qn khu), thì Chánh án Tịa án cấp tỉnh (hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu) ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt.

Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các Tịa án khơng cùng cấp thì Chánh áp Tịa án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt khơng phụ thuộc vào việc bản án của Tịa án cấp cao hơn có trước hay có sau.

Trường hợp trong số các bản án dã có hiệu lực pháp luật có bản án của Tịa án nhân dân, có bản án của Tịa án quân sự, thì việc tổng hợp hình phạt cũng được thực hiện tương tự như trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án khác nhau nhưng cùng cấp và trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của Tịa án khơng cùng cấp. Cụ thể là: nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của Tòa án cấp huyện và của Tòa án quân sự khu vực hoặc là của Tòa án cấp tỉnh và Tịa án qn sự cấp qn khu} thì Chánh án Tịa án đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; nếu các bản án dã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án khác nhau và khác cấp, thì Chánh án Tịa án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt, khơng phụ thuộc vào việc bản án của Tịa án cấp cao hơn có trước hay có sau. Ví dụ có bản âm của Tịa án nhân dân huyện, có bản án của Tịa án qn sự qn khu, thì Chánh án Tịa án qn sư qn khu ra quyết định tổng hợp hình phạt, khơng phụ thuộc vào việc bản án của Tịa án qn sự có trước hay có sau bản án của Tịa ân nhân dân huyện.

Trường hợp trong số bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của Tịa án nước ngồi đã được Tịa án Việt Nam cơng nhận, có bản án là của Tịa án Việt Nam, thì Chánh án Tịa án nhân dân tối cao ra quyết định tổng hợp hình pháp.

Hướng dẫn trên dây đối với trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà hình phạt của bản án chưa được tổng hợp quy định tại khoản 3

Điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn cịn phù hợp.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w