Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộ

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 82 - 84)

I. CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

2. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộ

mọi người phạm tội. Bộ luật hình sự chỉ quy định có tính chất ngun tắc, dự kiến nếu có một hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra kiến của Bộ luật hình sự thì được áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự để xử lý. Đây là đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự đối với các nước theo luật thành văn.

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt cịn được thể hiện ở chỗ, Tịa án chí được áp dụng một trong các hình phạt chính đã được quy định tại khoản t Điều 28 Bộ luật hình sự, riêng hình phạt trục xuất chỉ được áp dụng đối với người nước ngồi, khơng được áp dụng đối với cơng dân Việt Nam. Ngoại hình phạt chính, Tịa án có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 28. Tòa án phái áp dụng đúng khung hình phạt, đúng loại hình phạt mà điều luật đã quy định, không được xử phạt người phạm tội loại hình phạt mà điều luật khơng quy định và không quy định phạt cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt đã quy định.

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự là một căn cứ quan trọng nhất, thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt, quyết định hình phạt mà khơng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự sẽ làm cho bản chất của hình phạt thay đổi, mục đích của hình phạt khơng thực hiện được, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; bản án mà Tòa án tuyên chẳng những không đúng pháp luật mà cịn khơng được dư luận đồng tình, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

2. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội phạm tội

Nói chung, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã được nhà làm luật xác định làm căn cứ phân loại tội phạm xác định khung hình phạt cho từng tội phạm. Tuy nhiên, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cịn được thể hiện ngay trong một khung hình phạt. Ví dụ : A và B cùng phạm tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước vế quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 165 Bộ luật hình sự, nhưng A phạm tội vì động cơ vụ lợi, cịn B phạm tội khơng có tình tiết này, nên tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do A thực hiện nguy hiểm hơn hành vi phạm tội của B. Thực tiễn xét xử, khi cá thể hóa hình phạt, các Tịa án thường cha chú ý đến nhân thân người phạm tội, đến các tình tiết tăng nặng và Linh tiết giảm nhẹ chứ ít thấy có bản án phân Uch được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhiều bản án chỉ ghi một câu có tính chất chung chung "hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội", còn nguy hiểm như thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao thì khơng nêu dược. Do khơng đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nên có nhiều trường hợp Tịa án đã nêu được hết các tình tiết về nhân thân người phạm tội, về tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng quyết định hình phạt vẫn khơng chính xác (q nặng hoặc q nhẹ).

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì tội phạm là hành vi nguy hiểm

cho xã hội, nếu hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể, thì khơng phải là tội phạm (khoản 4 Điều 8). Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhà làm luật chia tội phạm sa làm bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngay trong một loại tội phạm, do tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng khác nhau, nên mức hình phạt trong một khung hình phạt cũng khác nhau. Ví dụ, đều là tội nghiêm trọng, nhưng tội "vô ý làm chết người" quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, cịn tội "vơ ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" quy định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật hình sự lại có khung hình phạt tù từ một năm đến sáu năm.

Nếu cùng một khung hình phạt, nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khác nhau thì mức hình phạt cũng phải khác nhau. Ví dụ, một người mẹ vì hồn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ đứa con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác với người mẹ giết con mới đẻ bằng cách bóp cổ đứa trẻ chết.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt, chính là căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong cùng một khung hình phạt, vì nếu xác định khơng đúng khung hình phạt tức là đã xác định sai pháp luật, là đã không căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố liên quan đến tính chết, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tính chất quan trọng của khách thể bị xâm phạm, vào hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, vào lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội, vào các tình tiết có liên quan đến nhân thân của người phạm tội. Tuy nhiên trong phạm vi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt, chủ yếu cân nhắc các yếu tố thuộc về hành vi, hậu quả, lỗi, động cơ, mục đích, cịn yếu tố thuộc về khách thể đã được xác định để phân loại tội phạm thành các chương khác nhau. Riêng các tình tiết có liên quan đến nhân thân người phạm tội đã được quy định là một căn cứ khi quyết định hình phạt (sẽ nghiên cứu dưới đây).

Khi cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt là cân nhắc đến cách thức thực hiện tội phạm của người phạm tội. Ví dụ cùng là hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng nếu hành vi dùng vũ lực có tính chất quyết liệt thì tính chất nguy hiểm cao hơn trường hợp hành vi dùng vũ lực không có tính chất quyết liệt. Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt cịn phụ thuộc vào thời gian, khơng gian nơi xảy ra tội phạm, phụ thuộc vào động cơ, mục đích phạm tội của người phạm tội, nếu động cơ, mục đích khơng phải là yếu tố

định tội hoặc định khung hình phạt; phụ thuộc vào thiệt hại gây ra cho xã hội nếu mức thiệt hại khác nhau đều được quy định trong một khung hình phạt. Ví dụ: A gây thương tích cho B có tỷ lệ thương tật là 31%, cịn C gây thương tích cho D có tỷ lệ thương tật là 50%. Tuy cùng phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự, nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của C nguy hiểm hơn A.

Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong một khung hình phạt cịn phụ thuộc vào tính chất và mức độ lỗi của hành vi phạm tội do người phạm tội thực hiện. Cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì nguy hiểm hơn lỗi cố gián tiếp; cùng là vơ ý thì vơ ý vì q tự tin nguy hiểm hơn lỗi vơ ý vì cẩu thả; cùng là lỗi cố ý trực tiếp nhưng sự quyết tâm phạm tội của người phạm tội nguy hiểm hơn người khơng có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w