Miễn chấp hành hình phạt là khơng buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà Tịa án đã tuyên đối với họ. Hết thời hạn do pháp luật quy định mà người bị kết án khơng phải chấp hành hình phạt nữa cũng là một dạng miễn chấp hành hình phạt, nhưng điều kiện được miễn là thời gian, còn trường hợp miễn chấp hành hình phạt quy định tại Điều 57 Bộ luật hình sự khơng phụ thuộc vào thời gian mà phụ thuộc vào thái độ của người bị kết án hoặc tình trạng bệnh tật và khả năng nguy hiểm của họ đối với xã hội để quyết định miễn chấp hành tồn bộ hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt cịn lại (nếu như trước đó họ đã chấp hành dược một phần hình phạt). Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật hình sự, thì người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt là những trường hợp sau:
- Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chứa chấp hành hình phạt mà lập cơng lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tịa án có thể quyết định miễn chấp hành tồn bộ hình phạt.
Đối tượng áp dụng trong trường hợp này là đối với người bị phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc bị phạt tù (khơng kể hình phạt tù bao nhiệm đều có thể được miễn.
Điều kiện để được miễn trong trường hợp này là người bị kết án chưa chấp hành hình phạt, tức là chưa chấp hành ngày nào. Tuy nhiên, đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, việc xác định người bị kết án chưa chấp hành hình phạt là rất khó. Bởi lẽ, nếu bản án hình sự sơ thẩm khơng có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì ngay sau khi tuyên án sơ thẩm cũng là thời điểm người bị kết án bắt đầu chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc nếu có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì ngay sau khi tuyên án phúc thẩm cũng là thời điểm người bị kết án bắt đầu chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Mặt khác, thực tiễn xét xử cho thấy các Tịa án đã miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ cho người bị kết án đã chấp hành được một phần hình phạt cải tạo khơng giam giữ mà lập công lớn hoặc mác bệnh hiểm nghèo.
Điều kiện kèm theo với điều kiện chưa chấp hành hình phạt là người bị kết án phải lập cơng lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa. Người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh dễ dẫn đến tử vong và việc xác định đã có cơ quan chun mơn (Hội đồng giám định pháp y). Nhưng người bị kết án lập cơng như thế nào thì được coi là lập công lớn là vấn đề khơng đơn giản, vấn đề này hồn tồn tùy thuộc vào sự đánh giá của những người có trách nhiệm. Bởi vì miễn chấp hành hình phạt cho người bị phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc bị phạt mấy tháng tù, thậm chí một vài năm tù không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng miễn chấp hành hình phạt cho người bị phạt chục năm, hai chục năm, thậm chí ba chục năm tù lại là vấn đề lớn, nếu đánh giá công trạng mà người bị kết án lập được khơng chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả khơng tốt cho xã hội.
Cũng chính vì vậy, Bộ luật hình sự quy định kèm theo điều kiện lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo là điều kiện người bị kết án khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nếu người bị kết án lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo nhưng họ vẫn cịn nguy hiểm cho xã hội thì họ vẫn khơng được miễn chấp hành hình phạt. Việc đánh giá một người khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa cũng hoàn toàn phụ thuộc vào người được giao quyền đánh giá. Do đó phải căn cứ vào nhiều yếu tố, phải khách quan, tồn diện, trong đó các yếu tố nhân thân người bị kết án có ý nghĩa chi phối đáng kể.
- Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá. Đây là quy định hồn tồn mới mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, những người được đặc xá trong những năm qua mặc nhiên họ không bị Tịa án buộc phải chấp hành hình phạt. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định người bị kết án được đặc xá hoặc đại xá được miễn chấp hành hình
phạt cho có ý nghĩa xác nhận một thực tế, thể hiện việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật về hình sự.
- Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng dã được hỗn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được hỗn đã lập cơng, thì theo đề nghị của Viện trường Viện kiểm sát, Tịa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt. Đây cũng là quy định mới mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định. Tuy nhiên thực tiễn xét xử, Tòa án đã miễn chấp hành hình phạt cho ca người được hỗn chấp hành hình phạt, và việc miễn này được áp dụng như trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt. Điều kiện để miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này hồn tồn khác với điều kiện miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp người bị kết án chưa chấp hành. Nếu trong trường hợp chưa chấp hành hình phạt, người bị kết án chỉ bị cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù khơng phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, thì trong trường hợp này người bị kết án chỉ phạm tội ít nghiêm trọng; nếu trong trường hợp chưa chấp hành hình phạt người bị kết án phải lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và họ khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa thì mới được miễn chấp hành hình phạt, cịn trong trường hợp này người bị kết án chỉ cần lập cơng là đã có thể được miễn chấp hành hình phạt.
- Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 62 Bộ luật hình sự, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ đã lập cơng, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tịa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại. Các điều kiện để miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp này cũng giống như đối với trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt.
- Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai (1/2) thời hạn hình phạt và cải tạo tết, thì theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Tịa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại