Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt táchại của tội phạm

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 87 - 88)

II. CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1. Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt táchại của tội phạm

(Điểm A khoản 1 Điều 46)

Tội phạm bao giờ cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ . Nếu người phạm tội lại ngăn chặn, làm giảm bớt sự thiệt hại đó, tức là họ đã làm cho mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội giảm bớt.

Hành động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại có thể do người phạm tội tự làm, cũng có thể do người khác khuyên bảo hoặc bắt làm. Vì vậy, điều luật chỉ quy định "đã ngăn chặn, làm giảm bớt" chứ không quy định sự ngăn chặn, làm giảm bớt". Tất nhiên mức độ làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ phụ thuộc vào thái độ của người phạm tội đối với việc ngăn chặn, làm giảm bớt thiệt hại. Nếu họ tự hành động sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hơn các trường hợp phải để người khác khuyên bảo hoặc bắt buộc.

Hành động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại phải thực tế xảy ra thì mới coi là tình tiết giảm nhẹ . Nếu có chì là khả năng thì khơng được coi là tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ: Đào Văn T đánh nhau với Huỳnh Công D trên cầu, T đã đẩy ngã D xuống sông. T biết D không biết bơi, sợ D chết đuối sẽ bị tội nặng nên đã cởi quần áo nhảy xuống sông cứu D, nhưng lúc bơi lại gần đến chỗ D, T sợ mình cũng chết nên lại bơi vào bờ, hậu quả là D vẫn bị chết đuối.

Hành động của người phạm tội phải thực sự ngăn chặn được hoặc làm giảm bớt được tác hại thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu họ có hành động nhưng khơng hiệu quả thì khơng được giảm nhẹ theo tình tiết này Ví dụ: Lê Văn M có thù với Trần Cơng B, M bàn với Đỗ Xuân Đ đầu độc B. M đưa cho Đ một gói thuốc độc để bỏ vào bể nước nhà B. Khi nhận được thuốc độc, Đỗ Xuân Đ sợ làm như vậy thì cả nhà B sẽ chết và Đ cũng không muốn làm B chết nhưng do sợ M nên phải làm, nên Đ đã bớt lại một nửa số thuốc đó. Mặc dù đã bớt lại một nửa số thuốc độc do M đun, nhưng hậu quả vẫn xảy ra, B bị chết nên Đ không được hường tình tiết giảm nhẹ này. Luật chỉ quy định đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại chứ không quy định đã ngăn chặn, làm giảm bớt thiệt hại. Do đó cần phải phân biệt: thiệt hại và tác hại khơng phải bao giờ cũng như nhau; có sự tác hại là thiệt hại, nhưng có sự tác hại khơng phải là thiệt hại. Ví dụ, gây thương tích cho một người thì tác hại và thiệt hại là một, nhưng vận chuyển trái phép các chất ma túy thì thì thiệt hại và tác hại khơng phải là một. Vì vậy, khi xác định tình tiết giảm nhẹ này, cần xem xét cả hành vi đã ngăn chặn, làm giảm bớt của tội phạm mà tác hại đó khơng phải là thiệt hại. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này khơng chỉ phụ thuộc vào thái độ của người phạm tội đối với việc ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại mà còn phụ thuộc vào mức độ mà người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w