NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG, GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHI QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 122 - 125)

NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHI QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt. Muốn xác định và áp dụng đúng các Unh tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cần phải nắm vững một số nguyên tắc sau dây:

1. Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sựvới các tình tiết là dấu hiệu định tội. với các tình tiết là dấu hiệu định tội.

Các tình tiết là dấu hiệu định tội là những tình tiết mà nếu khơng có nó thì hành vi khơng cấu thành tội phạm hoặc nếu có nó thì hành vi cấu thành tội phạm khác nghiêm trọng hơn (nếu là tình tiết tăng nặng) hoặc ít nghiêm trọng hơn (nếu là tình tiết giảm nhẹ). Tuy nhiên ở đây chung ta chỉ nói tới các tình tiết tăng nặng

hoặc giảm nhẹ, cịn tình tiết là dấu hiệu định tội có thể khơng phải là tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ lén lút là dấu hiệu định tội trộm cắp tài sản, nhưng nó khơng phải là tình tiết tảng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 hoặc Điều 46 Bộ luật hình sự.

Yêu cầu của việc phân biệt trong trường hợp này không phải là phân biệt hai tình tiết với nhau, tình tiết nào là dấu hiệu định tội, cịn là tình tiết nào là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhe, mà sự phân biệt ở đây là khi một tình tiết nào đó được quy định tại Điều 46 hoặc Điều 48 mà tình tiết đó đã là dấu hiệu định tội rồi thì khi quyết định hình phạt. Tịa án khơng được coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nữa. Ví dụ tình tiết giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội này, Tịa án khơng được coi tình tiết phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ nữa. Ý nghĩa của việc phân biệt là ở chỗ đó.

2. Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sựvới các tình tiết dấu hiệu định khung hình phạt. với các tình tiết dấu hiệu định khung hình phạt.

Các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì Tịa án phải áp dụng ở khung hình phạt mà điều luật quy định có tình tiết đó đối với người phạm tội. Ví dụ một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 154 Bộ luật hình sự chứ khơng phải ở khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự. Tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" trong trường hợp phạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hình phạt, Tịa án khơng được áp dụng Linh tiết này là tình tiết tăng nặng đối với bị cáo nữa.

Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khác loại (cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ). Về cấu thành tội phạm, khoa học luật hình sự chia ra làm ba loại: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.

Cấu thành cơ bản là cấu thành khơng có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ví dụ khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự (tội trộm cắp tài sản). Loại cấu thành này, về cơ bản đã bao hàm đầy đủ những yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản (chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan), tức là một người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án ve tội chiếm đoạt tài sản, chưa được tịa án tích mà cịn vi phạm.

Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngồi những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp khi khơng có tình tiết này, cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ ban. Ví dụ: Khoản 1 Điều 138 Bộ

luật hình sự tội trộm cắp tài san) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù tử sáu tháng đến ba năm và là tội phạm ít nghiêm trọng. Nhưng nếu người phạm tội lại có hành vi hành hung để tẩu thốt thì thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là cấu thành tăng nặng, có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm và là tội nghiêm trọng.

Cấu thành giảm nhẹ là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngồi những tình tiết độ được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ít nguy hiểm hơn so với trường hợp bình thường khơng có tình tiết này, cấu thành giảm nhẹ bao giờ cũng có khung hình phạt nhẹ hơn so với cấu thành cơ bản. Ví dự khoản 1 Điều 90 (tội chống phá trại giam) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt từ mười năm đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân. Nhưng nếu người phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 là cấu thành giảm nhẹ, có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù.

Tuy nhiên, không phải điều luật nào cũng bao gồm cả cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giám nhẹ mà tùy thuộc vào mỗi tội phạm và chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xử lý từng loại tội phạm. Đa số các tội quy định trong Bộ luật hình sự có cấu thành từng nặng, chỉ có một số tội có cấu thành giảm nhẹ (chủ yếu là các tội xâm phạm an ninh quốc gia).

Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là dấu hiệu định tội định khung hình phạt thì khơng được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi quyết định hình phạt nữa. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự đã dùng hai thuật ngữ khác nhau về quy định về cùng một vấn đề ở khoản 3 Điều 46 nhà làm luật dùng thuật ngữ là dấu hiệu, còn ở khoản 2 Điều 48 nhà làm luật dùng thuật ngữ là yếu tô. Việc dùng hai thuật ngữ khác nhau này không làm thay đổi bản chất của sự việc, trong một chừng mực nào đó thì yếu tố và dấu hiệu có thể được hiểu như nhau, nhưng khi nói tới yếu tố người ta thường hiểu đó là những yếu tố cấu thành tội phạm, có tính chất lý luận, cịn khi nói dấn dấu hiệu để nói đến tình tiết cụ thể của một vụ án, ý nghĩa xác định hành vi được thực hiên có cấu thành tội phạm hay khơng, tội gì. Quan điểm chúng tơi thì trong trường hợp này nên dùng thuật ngữ dấu hiệu chính xác hơn thuật ngữ “yếu tố”.

3. Chỉ được phép tăng, giảm mức hình phạt trong một khung hìnhphạt. phạt.

Điều luật quy định khung hình phạt có mức tối thiểu và tối da tùy theo tính chất. mức độ nguy hiểm của từng tội phạm. Khi Tòa án đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì họ cũng khơng bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt đó. Ví dụ: Bị cáo phạm tội sản xuất hàng giả thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm. Tịa án khơng được xử phạt bị cáo trên mười năm tù, dù họ có nhiều tình tiết tăng nặng Điều 48. Trường hợp xừ phạt dưới ba năm tù, Tòa án phải nêu được lý do và phải tuân theo những quy định tại Điều 47 có nội dung như sau: khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại

khoản 1 Điều 46 Bộ luật này Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khơng hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ vong bản án.

4. Chỉ được áp dụng các tình tiết tăng nặng kể từ khi Bộ luật hình sựcó hiệu lực pháp luật. có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự: Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới... thì khơng được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. Như vậy, Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 có các tình tiết tăng nặng sau đây là tình tiết mới:

- Phạm tội có tính chất chun nghiệp; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; - Phạm tội có tính chất cơn đồ;

- Xâm phạm tài sản Nhà nước;

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, dịch bệnh để phạm tội. Nếu trước ngày Bộ luật hình sự có hiệu lực pháp luật mà người phạm tội thực hiện tội phạm có một trong các tình tiết trên mà sau khi Bộ luật hình sự có hiệu lực mới bị phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử thì khơng được coi các tình tiết trên là tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội. Quy định này khơng áp dụng đối với các tình tiết giảm nhẹ mà trong mọi trường hợp dù hành vi phạm tội được thực hiện sau hay trước khi Bộ luật hình sự có hiệu lực pháp luật thì người phạm tội vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ nếu Điều 46 Bộ luật hình sự có quy định

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w