THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 137 - 138)

Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó, người bị kết án khơng phải chấp hành bắn án đã tuyên.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự khác với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu thi hành bản án hình sự căn cứ vào loại hình phạt. mức hình phạt chứ khơng căn cứ vào loại tội như thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự, thì người bị kết án sẽ không phải thi hành bản án. nếu bản án đối với họ đã hết thời hạn sau:

- Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù tử ba năm trở xuống. Ví dụ: ngày 1-1-2000, Tịa án cấp phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao phạt Trần Tuyết Nh 2 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", nhưng vì nhiều lý ao khác nhau nên Tịa án chưa quyết định thi hành án đối với Tên Tuyết Nh, thì dấn ngày 1-1-2005 là hết thời hiệu thi hành bản án đối với Trần Tuyết Nh.

- Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm. Ví dụ: ngày 15-2-1990, Tịa án cấp phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao phạt Huỳnh Công T 10 năm tù về tội "cướp tài sản". Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Huỳnh Cơng T bỏ trốn nhưng Cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã, đến ngày 16-2-2000, người bị hại phát hiện T đang sinh sống tại thành phố Đà Lạt đã báo cho cơ quan công an bắt T. Sau khi kiểm tra hồ sơ, thấy trường hợp của T đã hết thời hiệu thi hành bản án nên phải trả tự do cho Huỳnh Công T.

Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm. Ví dụ: ngày 10-4- 1985, Tịa án cấp phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phạt Trịnh Quốc K 20 năm tù về tội giết người Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Trịnh Quốc K bỏ trốn ra nước ngồi, nhưng Cơ quan điều tra khơng ra lệnh truy nã, đến ngày 15-4-2000, Trịnh Quốc K về nước, thì bị nhân dân phát hiện nên đã báo cho cơ quan công an bắt K. Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy trường hợp của K đã hết thời hiệu thi hành bản án nên phải trả tự do cho Trịnh Quốc K.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Bản án đã có hiệu lực pháp luật là bản án của Tịa án cấp sơ thẩm không bù kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án cấp giám đốc thẩm. Cần phân biệt bản án đã có hiệu lực pháp luật với bản án có hiệu lực thi hành là khác nhau, bản án có hiệu lực thi hành bao gồm những bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phải kèm theo những điều kiện khác thì nó mới có hiệu lực thi hành, những điều kiện đó phát sinh sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Nếu trong thời hạn trên, người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua khơng được tính vào thời hiệu thi hành bản án hình sự và thời hiệu thi hành

bản án hình sự được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Ví dụ: ngày 20-10- 1998, Tịa án cấp phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phạt Dương Tiến D ba năm tù về tội trộm cắp tài sản Nếu tính thời hiệu thi hành bản án này đối với Dương Tiến D thì đến ngày 20-10-2003 là hết thời hiệu. nhưng ngày 15-2-2000, Dương Tiến D lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản", nên thời hiệu thi hành bản án ba năm tù đối với Dương Tiến D phải đến ngày 15-2'2005.

Nếu trong thời thời hạn trên, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã. thì thời gian trốn tránh khơng được tính vào thời hiệu thi hành bản án hình sự và thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính lại kể từ ngày người bị kết án ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Ví dụ: ngày 30-4-1995, Tịa án cấp phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao phạt Hoàng Văn H ba năm tù vế tội miêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, Hồng Văn H bơ trốn, cơ quan công an đã ra lệnh truy nã nhưng chưa bắt được H. Ngày 1-5-2000 Hoàng Văn H bị bắt theo lệnh truy nã. Nếu căn cứ vào thời gian để tính thời hiệu thi hành bản án thì trường hợp đối với Hồng Văn H đã q năm năm, nhưng vì trong thời hạn trên, Hồng Văn H bỏ trốn và có lệnh truy nã, nên thời gian bỏ trốn khơng được tính và thời hiệu thi hành bản án của Hồng Văn H được tính lại từ ngày 1-5-2000. Khi áp dụng thời hiệu thi hành bản án trong trường hợp này cần chu ý, người bị kết án bỏ trốn mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ, mà phải kèm theo điều kiện là phải có lệnh truy nã, nếu bỏ trốn mà khơng có lệnh truy nã thì thời gian bỏ trốn vẫn được tính vào thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án như trường hợp đối với Trịnh Quốc K đã nêu ở trên.

Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm.

- Đối với người bị kết án phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương Xi và các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXIV thì khơng được áp dụng thời hiệu thi hành bản án.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w