Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội.
Chỉ có các tội được thực hiện do cố ý thì mới có phạm tội chưa đạt. Điều luật khơng quy định hình thức cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, nhưng căn cứ vào điều văn của điều luật quy định không thực hiện được đến cùng", tức là người phạm tội có mục đích thực hiện tội phạm đến cùng, nên họ mong muốn cho hậu quả xảy ra chứ không phải để mặc cho hậu quả xảy ra. Do đó, phạm tội chưa đạt chỉ có thể xảy ra đối với trường hợp cố ý trực tiếp.
Khoa học pháp lý chứa phạm tội chưa đạt thành hai loại: chưa đạt đã hoàn thành và chưa đạt chưa hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực
hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng vì ngun nhân khách quan hậu quả đó đã khơng xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi). Ví dụ một người có ý định giết người khác, đã dùng súng bắn ba phát vào nạn nhân và tin là nạn nhân đã chết nên bỏ đi, nhưng sau đó nạn nhân được cứu chữa nên khơng chết. Ờ đây, người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không xảy ra. Trường hợp này người phạm tội dừng lại mặc dù khơng cịn gì ngàn cản nhưng cũng khơng được coi là tự nguyện nửa chửng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, vì người phạm tội đã thỏa mãn với hành vi nhưng chưa thỏa mãn về hậu quả.
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội vì
nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả. chưa hồn thành về hành vi). Ví dụ. một người có ý định dùng dao găm đâm nhiều nhát vào một người để tước đoạt tính mạng người đó, nhưng mới đâm được một nhát thì bị người khác giữ tay lại, không đâm tiếp được nữa và nạn nhân không chết, chỉ bị thương. Trường hợp này người phạm tội chưa đâm được như ý muốn, chùn tin vào hậu quả xảy ra và hậu quả cũng không xảy ra.