Cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 62 - 65)

II. CÁC HÌNH PHẠT

3. Cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội mà họ được chung sống với gia đình như những người khác dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc thường trú.

Loại hình phạt này ở nước ta còn là vấn đề mới, mặc dù đến năm 1999, sau hơn mười năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng loại hình phạt này thực tiễn xét xử rất ít áp dụng, ngun nhân thì nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân về hiệu quả của việc áp dụng loại hình phạt này. Hàng năm loại hình phạt này chỉ được áp dụng chiếm khoảng 1%. Trong khi đó các Tịa án lại áp dụng chế định án treo thay vì áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ, hàng năm chiếm khoảng 25%. Trước một thực trạng như vậy, đã nhiều lần các nhà làm luật đề nghị bỏ loại hình phạt này trong hệ thống hình phạt hoặc nếu giữ hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì bỏ chế định án treo vì án treo và cải tạo khơng giam giữ gần giống nhau. Sau nhiều lần thảo luận và cuối cùng hình phạt cải tạo khơng giam giữ vẫn được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên để loại hình phạt này được thi hành có hiệu quả, nhà làm luật đã sửa đổi. bổ sung một số điểm cho phù hợp.

Theo quy định tại khoản 1 điều 31 Bộ luật hình sự, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Theo quy định này, thì đối tượng để áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ bao gồm cả người phạm tội ít nghiêm trọng và người phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù chứ không phải trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình như Bộ luật hình sự năm 1985 quy định. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định thêm điều kiện để người phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo khơng

giam giữ là họ phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định. Có đủ các điều kiện trên, nhưng nếu xét thấy không thể để họ chung sống trong cộng đồng xã hội thì Tịa án cũng khơng được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội. Về thời hạn tối đa đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ cũng được Bộ luật hình sự năm 1999 nâng lên ba năm.

Nếu người phạm tội đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. Bộ luật hình sự năm 1985 chì quy định thời gian tạm giam mới được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, nhưng thực tiễn xét xử các Tòa án vẫn trừ cả thời gian tạm giữ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Bộ luật hình sự năm 1999 đã khắc phục thiếu sót này nhằm đảm bảo tính chính xác và nhất quán trong quy định cũng như trong áp dụng Bộ luật hình sự.

Khi áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ, Tịa án phải giao người bị cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Bộ luật hình sự năm 1999 cịn quy định thêm: gia đình người bồ kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục. Quy định thêm này là nhằm gắn trách nhiệm của gia đình người bị kết án với trách nhiệm của xã hội trong việc giám sát, giáo dục người phạm tội, làm cho hình phạt cải tạo khơng giam giữ được áp dụng và thi hành có hiệu quả hơn.

Người bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện một số nghĩa vụ theo quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Tịa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Đây là quy định mở và người có quyền quyết định việc miễn là Hội đồng xét xử, do đó Bộ luật hình sự quy định lý do miễn phải ghi rõ trong bản án để xem xét việc miễn của Hội đồng xét xử có căn cứ khơng.

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, để hướng dẫn và thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao dã ra Nghị quyết số 02 ngày 5-1-1986 và Hơi đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 95-HĐBT ngày 25- 7-1989, một số điểm hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đến nay khơng cịn phù hợp nữa, nhưng quy chế về chế độ cải tạo không giam giữ (ban hành kèm theo Nghị định số 9~HĐBT ngày 25-7-1989 của Hội đồng Bộ trưởng) vẫn còn phù hợp với các quy định về cải tạo khơng giam giữ tại Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999.

Đó là trong thời han 15 ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tịa án phải gửi quyết định thi hành án và trích lục bản án cho cơ quan được giao trách nhiệm giám sát giáo dục người bị kết án. Khi nhận được quyết định thi hành án và trích lục bản án, thủ trưởng cơ quan, tổ chức xã hội, giám đốc xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã,... có trách nhiệm bố trí người bị kết án trở lại tham gia lao động, học tập và sinh hoạt bình thường; khơng được bố trí những chức vụ và cơng

việc mà Tịa án cấm. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường tùy điều kiện cụ thể của địa phương, có trách nhiệm tạo điều kiện để người bị kết án tham gia lao động, học tập, sinh hoạt tập thể và cải tạo tốt. CƠ quan, tổ chức có trách nhiệm phân cơng người trực tiếp phụ trách việc giáo dục người bị kết án, phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc giám sát, giáo dục; yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ. Nếu người bị kết án có biểu hiện tiêu cực thì phải có biện pháp kịp thời để ngăn ngửa giáo dục, nếu cần thiết phải thơng báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý; khơng được tự đặt thêm những hạn chế về quyền và nghĩa vụ công dân đối với người bị kết án.

Khi cần xét giảm hoặc khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục phải gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kết án chấp hành hình phạt đối với trường hợp xét giảm và Tòa án đã xử sơ thẩm đối với trường hợp hết thời hạn, tất cả các báo cáo, kiểm điểm của người bị kết án kèm theo đề nghị hoặc nhận xét của mình về kết quả cái tạo của người bị kết án. Người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, phải tích cực tham gia lao động, học tập và sinh hoạt tập thể, không vi phạm kỷ luật. Ba tháng một lần họ phải báo cáo kiểm điểm việc cải tạo của mình trước cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục. Nếu chuyển chỗ ở, chuyển hoặc thôi việc ở cơ quan, tổ chức đang giám sát, thì phải báo cáo với cơ quan, tổ chức đó và báo cáo với Tịa án nơi mình đang chấp hành hình phạt biết để Tịa án tiếp tục giao việc giám sát giáo dục cho chính quyền địa phương nơi ở mới hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc mới. Nếu Tòa ân quyết định khấu trừ một phần thu nhập, thì số tiền này được chuyển cho Tịa án cấp huyện nơi người bị kết án chấp hành hình phạt để sung vào cơng quỹ Nhà nước.

Đối với hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, theo Bộ luật hình sự năm 1985 thì loại hình phạt này tương đương với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, nhưng được áp dụng đối với quân nhân phạm tội. Việc tổ chức đơn vị kỷ luật quân đội cũng như việc thi hành cải tạo quân nhân phạm tội trong các đơn vị này đã làm cho bản chất của loại hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của qn đội khơng tương đương với hình phạt cải tạo khơng giam giữ nữa. Mặc dù Bộ Quốc phòng dã tổ chức đơn vị kỷ luật của quân đội để tiếp nhận những quân nhân phạm tội bị các Tòa án quân sự áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội, nhưng theo báo cáo thống kê của Tịa án qn sự Trung ương thì chưa có trường hợp nào các Tịa án qn sự áp dụng loại hình phạt này đối với quân nhân phạm tội và vì loại hình phạt này khơng có tính khả thi, nên Bộ luật hình sự năm 1999 bỏ loại hình phạt này. Nếu qn nhân phạm tội có đủ điều kiện thì Tịa án qn sự các cấp có thể áp dụng loại hình phạt cải tạo khơng giam giữ như dân thường.

4. Trục xuất

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hình phạt trục xuất là loại hình phạt mới lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong những năm gần đây, Nhà nước ta cũng đã quyết định trục xuất một số người nước

ngoài ra khỏi lãnh thổ nước ta, những người này có thể là những người đã bị kết án, nhưng cũng có thể là người khơng bị kết án. Việc Nhà nước ta quyết định trục xuất người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong những năm qua là biện pháp hành chính chứ khơng phải biện pháp cưỡng chế về hình sự với ý nghĩa là một loại hình phạt.

Do yêu cầu của việc từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, đồng thời đáp ứng tình hình phát triển của xã hội với xu thế hội nhập và mở cửa, nên có nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, kinh doanh hoặc du lịch. Trong thời gian làm ăn hoặc du lịch tại Việt Nam, họ có thể có những hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước Việt Nam, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân Việt Nam hoặc của người nước ngồi mà theo pháp luật Việt Nam họ phải bị truy du ích nhiệm hình sự. Trong nhiều trường hợp, việc cải tạo họ ở Việt Nam không đem lại hiệu quả, không dạt được mục đích của việc giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Việc để họ tại Việt Nam còn gây ra những phức tạp khơng đáng có, việc trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ có lợi nhiều mặt. Hình phạt trục xuất là một biên tháp cưỡng chế đáp ứng được yêu cầu này. Tuy nhiên, không phải tất cả những người nước ngồi bị kết án đều áp dụng hình phạt trục xuất, mà chỉ áp dụng hình phạt này trong những trường hợp cần thiết. Hình phạt trục xuất có liên quan dấn chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, nên khi áp dụng hình phạt này cần phối hợp với cơ quan ngoại giao để cân nhắc tính hiệu quả của việc áp dụng.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w