Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội (điểm m khoản 1 Điều 48)

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 120 - 121)

III. CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

23. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội (điểm m khoản 1 Điều 48)

Dùng thủ đoạn xảo quyệt trong khi phạm tội là người phạm tội có những mánh khóe, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những

người khác khó lường thấy được để đề phịng. Ví dụ: giả vờ nấu hộ cơm, múc hộ nước để bỏ thuốc độc vào cơm, vào nước để nạn nhân ăn cơm hoặc uống nước đó; hoặc giả vờ âu yếm người vợ hoặc tình nhân rồi bóp cổ nạn nhân chết, v.v...

Dùng thủ đoạn tàn ác trong khi phạm tội, là người phạm tội có những mánh khóe, cách thức độc ác, tàn nhẫn, hoặc gây tác hại cho hàng loạt người khơng chút thương xót, như tra tấn cho tới chết; giết người bằng cách mổ bụng, moi gan, khoét mắt, cắt cổ hoặc bắn vào chỗ đông người, ném lựu đạn vào nơi mọi người trong gia đình đang quây quần bên mâm cơm.

Người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phải là trong khi thực hiện tội phạm, nếu thủ đoạn này xảy ra sau khi tội phạm đã hoàn thành thì khơng thuộc trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng này. Ví dụ: Trịnh Quang H đã dùng xẻng xúc phân lợn đánh chết Kiều Khắc T, sau khi T chết, H đã kẻo xác T vào chuồng lợn, cắt nạn nhân ra 15 phần đem cất giấu mỗi nơi một bộ phận nhằm che giấu tội phạm. Đây là trường hợp sau khi phạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm theo quy định ở điểm o khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.

Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này tùy thuộc vào tính chất, mức độ xảo quyệt, tàn ác của thủ đoạn mà kẻ phạm tội đã thực hiện. Thủ đoạn càng nham hiểm tinh vi, tàn nhẫn bao nhiêu thì mức tăng nặng càng nhiều và ngược lại.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w