Nội dung thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 47 - 51)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự thì khơng truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây.

- Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; - Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

- Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng; - Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khơng hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù thì thời gian đã qua khơng được tính vào thời hiệu đối với tội cũ mà được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Ví dụ: ngày 1-7-2000 Trần Văn H phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự nhưng chưa bị khởi tố điều tra, đến ngày 10-6-2001 H lại phạm tội trộm cắp tài sản và đến ngày 31-12-2001 cơ quan điều tra mới phát hiện hành vi phạm tội trộm cắp thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối trật tự cơng cộng lại được tính từ ngày 10 6-2001 chứ khơng phải từ ngày 1-7-2000. Vì vậy H phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội trộm cắp tài sản và tội gây rối trật tự cơng cộng.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh khơng được tính; thời hiệu tính lại kể tử khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Ví dụ: ngày 15'7-2000 Phạm Quốc B phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, sau khi phạm tội B bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã nhưng vẫn không bắt được. Ngày 20-7- 2005, Phạm Quốc B bị nhân dân phát hiện báo cho cơ quan điều tra bắt giữ. Nếu tính thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì trường hợp đối với Phạm Quốc B đã hết (quá 5 năm), nhưng trong thời hạn đó, B đã bỏ trốn và có lệnh truy nã, nên thời gian bỏ trốn của B khơng được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sư.

Trong thời hạn người phạm tội bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra khơng ra lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh lại được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: ngày 2-7-2000 Bùi Văn Đ lấy trộm con dấu của cơ quan rồi bỏ đi, cơ quan của Đ đã báo cho cơ quan cơng an, nhưng vì Đ đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra không khởi tố vụ án và cũng không ra lệnh truy nã đối với Đ. Ngày S0-7-2005. nhân dịp đi công tác, thủ trưởng cơ quan của Đ phát hiện Đ đang đi chơi trong thành phố, nên đã báo cho công an bắt giữ Đ. Sau khi bị bắt, cơ quan điều tra đã xác định hành vi phạm tội của Đ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự có mức hình phạt cao nhất là ba năm tù, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm, tuy Đ bỏ trốn nhưng cơ quan điều tra không ra lệnh truy nã nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sư đối với Đ đã hết, do đó cơ quan điều tra không khởi tố bị can dối với Bùi Văn Đ.

Việc xác định tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. nghiêm trọng hay tội phạm ít nghiêm trọng nói chung khơng khó, chỉ việc căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là xác định được tội phạm đó là tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên trong thực tế cũng có

một số trường hợp ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội chưa có căn cứ để xác định tội đó là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hay tội phạm ít nghiêm trọng.

Ví dụ: A gây thương tích cho C và C phái vào bệnh viện cấp cứu và điều trị, sau khi ra viện cơ quan điều tra mới trưng cầu giám định thương tật cho C. Căn cứ vào kết quả giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa mới xác định được tỷ lệ thương tật của C là bao nhiêu %, từ đó mà xác định A phạm tội theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự. Nếu tỷ lệ thương tật của C dưới 31% thì hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng, từ 31% đến 60% thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 là tội phạm nghiêm trọng, v v Nếu gặp những trường hợp cụ thể này thì việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải tiến hành một cách thận trọng và phải tuân thủ triệt để những quy định của Bộ luật hình sự.

Thực tiễn xét xử cịn có những trường hợp phức tạp hơn trong việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội như: trong vụ án có nhiều người tham gia, khi vụ án xảy ra có người phạm tội bị bắt ngay, có người phạm tội bỏ trốn cơ quan điều tra phải ra lệnh truy nã, do không tách được hành vi phạm tội của người bỏ trốn để xử lý riêng nên cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ điều tra vụ án; đến khi bắt được người bỏ trốn thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không bỏ trốn đã hết, vậy vấn đề xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người khơng bỏ trốn như thế nào; hoặc cơ quan điều tra khởi tố về tội phạm nghiêm trọng nhưng Tòa án lại kết án người phạm tội về tội phạm ít nghiêm trọng, vấn đề thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được xác định như thế nào, v.v. .

Ví dụ: Ngày 2-7-2000, Nguyễn Văn T, Đỗ Quốc H và Lê Trung C có hành vi đuổi đánh một số thanh niên làng bên trong đó có anh Lê Văn H. Anh H chạy vào một ngõ xóm thì bị một số người khác chặn đánh vì họ nghi anh H là cướp làm cho anh H bị thương. Anh H được đưa vào bệnh viện cấp cứu đến ngày 13-7- 2000 thứ bị chết. Vì trời tối nên khơng ai xác định được ai là người đánh anh H. Ngày S-7-2000 cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự vì đã xác định thấy đủ dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự và khởi tố bị can đối với Lê Trung C và Đỗ Quốc H về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. còn Nguyễn Văn T đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra quyết định tạm đình chi điều tra vụ án với lý do bị can chính trong vụ án đã bỏ trốn, đồng thời ra lệnh truy nã đối với Nguyễn Văn T. Ngày 4-7-2005 Nguyễn Văn T bị bắt theo lệnh truy nã và ngày 7-7-2005 cơ quan điều tra quyết định phục hồi điều tra vụ án. Trong quá trình điều tra xác định được ai là người gây thương tích cho anh Lê Văn H, nên ngày 10-5-2006 Viện kiểm sát chỉ truy tố 3 bị can C, H và T về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự. Việc Viện kiểm sát truy tố Nguyễn Văn T khơng có vấn đề cần xem xét về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, vì T bỏ trốn và có lệnh truy nã. nhưng đối với Đỗ Quốc H và Lê Trung C thì có vấn đề cần phân tích: Quan điểm truy tố H và C

cho rằng, các bị can bị khởi tố về tội cố gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm, nên sau khi bắt được T, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H và C vẫn còn. Việc cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra nên thời gian tạm đình chỉ điều tra khơng được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của các bị can trong vụ án có đồng phạm phải căn cứ vào thời hạn đối với bị can bỏ trốn. Theo chúng tôi việc không cho C và H được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là khơng có cơ sở khoa học và trái với quy định của pháp luật, bởi lẽ:

Thứ nhất một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự nước ta là

trách nhiệm cá nhân, người ta khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự một tập thể, một tổ chức. Ngay trong một vụ án có đơng người tham gia thì trách nhiệm hình sự bao giờ cũng là trách nhiệm đối với cá nhân, việc Nguyễn Văn T bỏ trốn, không thể bắt H và C phải chịu trách nhiệm về việc bỏ trốn của T. Trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng khơng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người khơng trốn tránh và khơng có lệnh truy nã thì họ thời hạn đó khơng được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ nữa, ngay cả trường hợp họ trốn tránh mà cơ quan điều tra "quên không ra lệnh truy nã mà đã hết thời hiệu thì cũng khơng được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

Thứ hai là, không thể căn cứ vào tội danh do cơ quan điều tra khởi tố để

làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà phải căn cứ vào tội danh thật (tội danh mà theo quy định của Bộ luật hình sự mà họ đã phạm) để làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, ngay cả trong trường hợp tội danh mà bản án có hiệu lực đã kết án đối với người phạm tội mà bản án đó bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì tội danh làm căn cứ tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là tội danh mà Hội đồng giám đốc thẩm kết án người phạm tội.

Ví dụ: A bị khởi tố về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự, Viện kiểm sát nhân dân truy cứu A về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tịa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội vô ý làm chết người theo khoản 3 Điếu 98 Bộ luật hình sự, Tòa án cấp phúc thẩm kết án bị cáo về tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng theo Điều 96 Bộ luật hình sự bản án phúc thẩm bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm đã kết án A về tội cố ý gây thương tích do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự, thì tội danh để xác định thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A là tội danh theo khoản 1 Điều 106 Bộ luật hình sự. Trở lại trường hợp phạm tội của H và C nêu trên, tội danh làm căn cứ xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là tội gây rối trật tự cơng cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự Như vậy tính đến ngày cơ quan điều tra phục hồi điều tra thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với H và C đã hết nên H và C được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự năm 1999 khơng cịn quy định “được những trường hợp có

hình sự và Tịa án nhân dân tối cao có thể quyết định khơng áp dụng thời hiệu”.

Đây là quy định nhằm tránh sự hiểu lầm về việc áp dụng luật tùy tiện, đồng thời đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm hình sự phải được quy định cụ thể, rõ ràng, cái gì Bộ luật hình sự khơng quy định thì khơng được áp dụng.

Một phần của tài liệu hình phạt chung được nhưng cũng có loại hình phạt bổ sung (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w