Trong 10 năm liên tục trở lại đây, Trung Quốc đã duy trì vị trí của đất nước với ngành Thủy sản lớn nhất Thế giới cả về số lượng và giá trị. Năm 2007 tổng sản lương đạt khoảng 44.728.455 tấn (Trong đó ni trồng Thủy sản đạt 2,7 triệu tấn và khai thác khoảng 17 triệu tấn), chiếm gần 32% tổng sản lượng Thủy sản Thế giới, gấp 5 lần nước đứng thứ hai là Pêru; Giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 3,83 tỷ USD [37, tr.6], mức tiêu thụ sản phẩm bình quân
đầu người là 32kg. Sự phát triển rất ấn tượng của ngành Thủy sản Trung Quốc đã tạo việc làm cho hàng triệu nông dân. Năm 2007, lĩnh vực này đã thu hút 18,34 triệu lao động. Ngành Thủy sản Trung Quốc ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân.
Kinh nghiệm nổi bật trong phát triển kinh tế Thủy sản của Trung Quốc là chính sách quản lý ngành Thủy sản và những biện pháp mở rộng thị trường.
- Tăng cường đầu tư để phát triển nghề cá viễn dương, đồng thời hạn chế khai thác hải sản ven bờ.
Đặc điểm nghề cá Trung Quốc là đánh bắt quy mô nhỏ, chiếm 90% sản lượng, dẫn đến hậu quả nguồn lợi ven bờ lạm thác, năng suất và chất lượng giảm sút nghiêm trọng và từ năm 1997, Trung Quốc đã thi hành chính sách khơng tăng số tàu thuyền khai thác, hạn chế đóng tàu cỡ nhỏ dưới 60CV để hạn chế nghề cá thủ cơng ven bờ. Tính đến cuối năm 2006, số tàu thuyền của Trung Quốc là 487.000 chiếc, giảm 1,53% so với năm 2005- đây là mức tăng trưởng âm đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua [37, tr.4].
Song song với việc hạn chế tàu cơ giới hoạt động ở vùng ven bờ để bảo vệ và phát triển nguồn lợi, Chính phủ Trung Quốc đã tích cực đầu tư, nhanh chóng hiện đại hóa (HĐH) nghề cá viễn dương. Ngồi 234 tàu cá đang hoạt động ở vùng biển Tây Nam Mỹ, Tây Bắc và Tây Nam châu Phi, Trung Quốc tăng cường đầu tư thành các hạm tàu viễn dương có cơng suất lớn hơn 600CV, đồng thời nhập khẩu các tàu cá hiện đại của NaUy, Nhật Bản, Tây Ban Nha… nhằm ổn định mức sản lượng khai thác Hải sản. Bên cạnh đó Trung Quốc cịn đề ra chính sách mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để đưa hạm tàu cá khai thác ngư trường nước ngồi dưới hình thức thành lập các cơng ty liên doanh. Hiện nay đội tàu viễn dương của trung Quốc đã vươn tới 31 nước trên thế giới với sản lượng chiếm gần 25%tổng sản lượng khai thác ở biển.
- Phát huy tiềm năng lớn về nuôi trồng Thủy sản để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Trung Quốc đã đề ra phương hướng thực hiện tỷ lệ 40/60 giữa sản lượng khai thác tự nhiên và nuôi trồng Thủy sản (NTTS). Diện tích NTTS năm 2003 là 5,385 triệu ha, đến năm 2005 là 6,29 triệu ha, tương ứng sản lượng tăng từ 13,53 triệu tấn lên 23,96 triệu tấn và năm 2007 sản lượng đạt 27,5 triệu tấn, chiếm trên 60% tổng sản lượng Thủy sản. Trong lĩnh vực NTTS Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đẩy mạnh nuôi Hải sản, hiện mới sử dụng 1,09 triệu ha trên tổng diện tích có thể khai thác là 2,6 triệu ha…[38, tr.9].
- Phát triển sản xuất kinh doanh Thủy sản đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và mơi trường sinh thái
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định pháp lý, tính từ năm 1979 đến nay, Trung quốc đã ban hành hơn 500 bộ luật và những quy định pháp lý. Luật bảo vệ môi trường biển (1986), Luật ngăn ngừa ô nhiễm nước (1986), Luật nghề cá sửa dổi (1998)… và năm 2000 đã ban hành Luật Thủy sản. Cùng với xây dựng và công bố Luật nghề cá, vấn đề tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân thực hiện nghề cá “tiết kiệm” cũng được chú trọng đặc biệt.
Để sử dụn nguồn lợi hợp lý và lâu dài, họ kiên trì thực hiện biện pháp “cày biển nuôi cá” , vừa khai thác vừa thả giống ra nuôi tự nhiên. Chẳng hạn riêng ở ngư trường Lữ Tứ từ năm 2000 đến nay, mỗi năm thả từ 300-500 tấn nhuyễn thể giống và 63,3 tiệu Tôm giống để tái tạo và phát triển nguồn lợi. Kết quả cho thấy hiệu quả khai thác tăng lên rõ rệt.
- Từng bước HĐH công nghệ chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu đi đơi với tăng cường nhập khẩu Thủy sản
Tính đến năm 2006 Trung Quốc có khoảng 6.422 nhà máy chế biến Thủy sản, với công suất chế biến trên 11 tiệu tấn/năm [37, tr.5), các sản phẩm chế biến chủ yếu là đơng lạnh, khơ, hun khói, đồ hộp… Sản phẩm Thủy sản tuy chất lượng khơng cao, nhưng giá thấp nên có sức cạnh tranh trên thị trường. Đến nay đã có 120 nhà máy chế biến được nhận code của EU và gần
300 nhà máy nhận chứng chỉ HACCP của FDA và Mỹ [37,tr.7]. Đây là bước đột phá đối với các nhà xuất khẩu Thủy sản Trung Quốc.