- Điều kiện kinh tếxã hộ
2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển kinh tế Thủy sản Việt Nam
sản Việt Nam
Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, nghề cá nước ta đã được hình thành hàng nghìn năm gắn liền với truyền thống chống thiên tai địch họa, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sơng của tồn dân tộc, cung cấp chất đạm cho bữa ăn hàng ngày của nhân dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thời kỳ đất nước bị đế quốc thực dân cai trị, chiến tranh tàn phá, nghề cá Việt Nam đã gặp khơng ít khó khăn, thậm chí bị thụt lùi so với các nước có biển trong khu vực. Nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự cung, tự cấp, trình độ sản xuất cịn lạc hậu và chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, 50 năm qua sự phát triển của nghề cá nước ta đã có những thay đổi cơ bản, sâu sắc, đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và đang từng bước vững chắc trở thành một ngành theo hướng cơng nghiệp. Đặc biệt trong q trình
đổi mới hoạt động của ngành Thủy sản đã thu hút được nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và đã trở thành một ngành kinh tế đi đầu trong hội nhập kinh tế thế giới. Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; Gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Thủy sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nghề cá Thế giới. Đến năm 2008 tổng sản lượng Thủy sản đạt 4,6 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt trên 4,5 tỷ USD, đã tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 5 triệu người. Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu Thủy sản, đứng thứ 3 về sản lượng Nuôi trồng Thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác Hải sản trên thế giới [8, tr.6].
Cơ cấu kinh tế Thủy sản tiếp tục đổi mới theo hướng tăng nhanh cơng nghiệp dịch vụ ngành nghề góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho ngư dân, các hình thức tổ chức sản xuất sản xuất tiếp tục đổi mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt cộng đồng tham gia phát triển Thủy sản được thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng tham gia phát triển Thủy sản ngày càng được cải thiện. Góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Ngư dân đã thật sự là chủ thể quyết định sự phát triển của ngành Thủy sản và Thủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mặt trận nông nghiệp.
Trong 50 năm xây dựng và phát triển nghề cá Việt Nam, ngành Thủy sản đã trải qua nhiều chặng đường gian nan, thăng trầm cùng với các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. Mỗi một giai đoạn lịch sử, ngành đều có những định hướng chiến lược phát triển và đều được đánh dấu qua những mốc son về sự trưởng thành và phát triển của ngành.
- Giai đoạn 1954-1960, định hướng chiến lược phát triển kinh tế Thủy sản là khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế Thủy sản ở miền Bắc. Kết quả là đã hồn thành cơ bản cơng tác cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN) nông thơn
miền biển với các phong trào hợp tác hóa được triển khai rộng khắp trong nghề cá.
- Giai đoạn 1961-1975, định hướng chiến lược phát triển kinh tế Thủy sản gắn liền với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng XHCN ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Kết quả là các hợp tác xã (HTX) quy mô nhỏ được củng cố và phát triển vững chắc, chuyển dần lên quy mô lớn; các cơ sở sản xuất quốc doanh nghề cá được củng cố. Điều đó đã hình thành hệ thống sản xuất kinh doanh cơ bản, tạo nền tảng cho công nghiệp nghề cá, bảo đảm cung cấp thực phẩm phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giai đoạn 1976-1985, định hướng chiến lược phát triển kinh tế Thủy sản là khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế Thủy sản, nhưng mơ hình quản lý hành chính - quan liêu - tập trung bao cấp đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất Thủy sản.
- Giai đoạn 1986 đến nay là giai đoạn đổi mới và hội nhập. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế Thủy sản là lấy xuất khẩu làm động lực, mũi nhọn của ngành. Với cơ chế tự cân đối, tự trang trải, gắn liền với thị trường tiêu thụ đã từng bước hình thành quản lý nghề cá liên hoàn, đồng bộ trong chuỗi giá trị sản xuất Thủy sản. Điều đó đã tạo động lực mạnh mẽ kích thích sản xuất phát triển, tạo đà cho phát triển Thủy sản bước vào thế kỷ 21.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, xu hướng phát triển Thủy sản các nước ngày càng đa dạng và cạnh tranh quyết liệt; Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra từng giờ trên mọi mặt của đời sống xã hội; Nghề cá Việt nam đang chuyển hướng từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, tiếp tục là ngành đi đầu trong hợp tác, hội nhập quốc tế và là ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tất cả những
định hướng phát triển Thủy sản của các thời kỳ trước đây khơng cịn phù hợp với bối cảnh đó [8, tr.8].