Inđônêxia nổi tiếng là một quốc gia với nhiều quần đảo lớn, nhỏ với điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái mang đậm màu sắc của khí hậu nhiệt đới. Do đó, Inđơnêxia là một quốc gia có nhiều nguồn lợi Thủy sản từ biển và phát triển nuôi trồng Hải sản ven biển. Hiện nay Thủy sản của Indonexia đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới. Để đạt được điều đó Indonexia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và đồng bộ để quản lý hoạt động nuôi trồng, chế biến Thủy sản, hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khỏe cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của hàng Thủy sản xuất khẩu.
Thủy sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Inđônêxia. Do vậy Inđônêxia rất chú trọng đến tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường của sản phẩm. Kinh nghiệm của
Inđônêxia là luôn luôn đáp ứng tốt các quy định của thế giới đối với Thủy sản nhập khẩu thông qua việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
Quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến Thủy sản chặt chẽ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Củng cố và cưỡng chế bằng luật pháp việc khai thác bất hợp pháp của tàu đánh cá nước ngoài và việc khai thác gây phá hoại, xuống cấp môi trường. Cải tiến hệ thống ngân hàng, hệ thống cấp phép và giảm bớt bộ máy quan liêu để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh phát triển Thủy sản, đồng thời Inđônêxia kiên quyết sử dụng các biện pháp mạnh (kể cả biện pháp kinh tế và hành chính) để xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng kháng sinh bị cấm trong hoạt động nuôi trồng Thủy sản. Họ đình chỉ ngay hoạt động xuất khẩu Thủy sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có 1 lô hàng Thủy sản vi phạm các quy định. Đồng thời, Indonexia còn phát huy vai trò của các hiệp hội Thủy sản trong việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu thức ăn, hóa chất, kháng sinh phục vụ cho nuôi Trồng thủy sản. Xây dựng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) và áp dụng đại trà trong cả nước. Nghiên cứu lai tạo giống Thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tạo ra giống Thủy sản sạch. Công tác khuyến ngư, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định thế giới đối với hàng Thủy sản nhập khẩu cho các hộ nuôi Thủy sản; Tập huấn chuyển giao công nghệ nuôi Thủy sản sạch, sơ chế và bảo quản nguyên liệu cho nông ngư dân. Xây dựng các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi. Tăng cường tính hiệu quả và năng suất của ni Thủy sản ở các vùng có khả năng bảo vệ mơi trường.
Đầu tư thiết bị kiểm tra hiện đại, tương đương với tiêu chuẩn của EU. Đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ kiểm tra. Tăng cường năng lực của các đội tàu khai thác bằng cách bổ sung tàu khai thác trọng tải lớn. Tăng cường tính hiệu quả và năng suất của công nghệ khai thác các nguồn lợi
Thủy sản trên cơ sở phát triển bền vững. Cải tiến công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng.
Tóm lại, Ngành Thủy sản của Inđônêxia phát triển phong phú và đã khẳng định được vị trí của mình trên một số thị trường lớn. Riêng mặt hàng Tôm Inđônêxia đã thực sự xây dựng được một hình ảnh tích cực đối với khách hàng vì chất lượng sản phẩm ưu việt hơn, cung cấp với số lượng lớn và đều đặn hơn một số nguồn cung cấp khác.