- Về cầu Thủy sản
5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển Thủy sản
- Nghiên cứu từng bước đổi mới toàn diện, triệt để trong tổ chức quản lý và sản xuất ngành Thủy sản. Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành Thủy sản đến năm 2020, cần nhanh chóng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành, các lĩnh vực, các vùng nhằm định hướng phát triển ngành Thủy sản ổn định bền vững.
- Lập quy hoạch tổng thể Thủy sản, quy hoạch chi tiết theo các lĩnh vực và theo vùng sinh thái để quản lý các hoạt động ngành Thủy sản.
- Quy hoạch, phân định rõ ngư trường khai thác hải sản: (1) xác định ngư trường các vùng biển trên bản đồ theo các vùng biển. (2) Tổ chức cắm mốc hoặc có phao làm chỉ giới ngư trường trên thực địa một cách hợp lý, thuận tiện cho khâu quản lý tàu khai thác trên các ngư trường. (3) Phân định thống nhất phạm vi hoạt động của các tàu cá được phép khai thác; các khu bảo tồn nghiêm cấm khai thác và các khu vực dành riêng cho các hoạt động khai thác (dầu khí, khu quân sự…) (4) Ban hành các quy chế để các loại tàu, thuyền được phép hoạt động trên các ngư trường cụ thể. (5) Công bố ngư trường trên các vùng biển trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động tuyên truyền để ngư dân nắm rõ chỉ giới hoạt động của các loại tàu cho phép hoạt động. (6) Hướng dẫn ngư dân thực hiện khai thác đúng phạm vi đã quy hoạch và phân định ngư trường.
- Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 được phê duyệt, khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng Thủy sản. Quy hoạch phát triển nuôi trồng Thủy sản theo vùng kinh tế - sinh thái, theo đối tượng nuôi chủ lực ở cả bao môi trường mặn, lợ, ngọt và quy hoạch hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển nuôi trồng Thủy sản như hệ thống giống, thức ăn và hệ thống chế biến Thủy sản.