Phát triển nguồn nhân lực Thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 53 - 55)

- Điều kiện kinh tếxã hộ

2.2.4. Phát triển nguồn nhân lực Thủy sản

+ Về số lượng:

Phát triển kinh tế Thủy sản đã thu hút lao động từ khoảng 4,3 triệu người năm 2005 tăng lên khoảng 4,5 triệu người năm 2008 và đạt gần 5 triệu người năm 2009 [8, tr.15] (cả lao động chuyên, thời vụ và dịch vụ). Cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt, từ tập trung chủ yếu ven biển trong khai thác ven bờ, nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tăng lao động Thủy sản cịn tập trung trong các lĩnh vực ni trồng, chế biến và hậu cần – dịch vụ.

Trong tổng số lao động nghề cá hiện nay, số lượng tham gia ni trồng đơng đảo nhất 3.450.000 người, sau đó là khai thác Thủy sản 850.000 người,

chế biến 435.000 người, cơ khí hậu cần 165.000 người và những dịch vụ hậu cần khác. Tỷ lệ tương ứng là 69% cho nuôi trồng, 17% cho khai thác, 8,7% cho chế biến và 5,3% cho dịch vụ cơ khí [16, tr.89].

Đặc biệt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quy định bởi đặc điểm quá độ của nghề cá nước ta như một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, bị ảnh hưởng; Thủy sản đã thở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định. Tỷ lệ lao động tính theo phần trăm của các thành phần kinh tế trong ngành Thủy sản hiện nay: Khối quốc doanh 0,43%; Hợp tác xã 1,17%; Các tổ hợp sản xuất 7,40%; Tư nhân, hộ gia đình 91% [16, tr.89].

Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta cũng như đối với ngành Thủy sản sẽ tiếp tục tạo ra xu hướng biến đổi nguồn lao động Thủy sản phù hợp với các yêu cầu mới của xã hội.

+ Về chất lượng và cơ cấu

Hiện nay, nghề khai thác xa bờ được Nhà nước hỗ trợ phát triển, giảm và hạn chế các hoạt động khai thác ven bờ biển động để phục hồi nguồn lợi đã bị cạn kiệt. Tuy nhiên, lao động khai thác còn khá dư thừa, kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lao động đến tuổi bổ sung hàng năm ở ven biển. Nhưng số thuyền trưởng và thủy thủ giỏi ở nhiều nơi còn thiếu, đặc biệt ở các tỉnh Bắc bộ và Nam bộ.

Nguồn lao động với kỹ năng lao động trong ngành Thủy sản thể hiện tập trung nhất trình độ phát triển của ngành. Đến nay theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng số lao động Thủy sản hiện có khoảng 5 triệu người, trong đó làm nghề ni trồng là 3.450.000 người (chiếm 69%). Mặc dù số lượng đơng nhưng trình độ văn hóa và tay nghề khơng cao; trình độ văn hóa chưa hết tiểu học chiếm 13,8%, trung học cơ sở chiếm 39,6%, phổ thơng trung học chiếm 31,6%. Về trình độ chun mơn được đào tạo sơ cấp chiếm 9,6%, trung cấp 5,5%, Cao đẳng và đại học

chiếm 8,1%, trên đại học khoảng 1% [47]. Lực lượng lao động Thủy sản chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, nhất là trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Hầu hết ngư dân khai thác hải sản dựa trên kinh nghiệm. Đối với khai thác xa bờ, ngay cả các thuyền trưởng cũng còn hạn chế về kỹ thuật đánh bắt.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w