Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 36 - 40)

Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đơng Nam Á có diện tích đất liền là 330.991 km2, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, với 112 cửa sơng lạch, tính trung bình cứ 100 km2 diện tích tự nhiên có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển có một cửa sơng lạch [8, tr.7].

Diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1.000.000 km2 có thể chia vùng biển Việt Nam thành 4 vùng nhỏ:

Vịnh Bắc bộ: tính từ vĩ tuyến 17o N trở lên phía bắc là vịnh nơng, đáy có hình lịng chảo, độ dốc đáy biển nhỏ, độ sâu trung bình khoảng 38,5m, nước sâu nhất ở cửa vịnh khơng q 100 m [16, tr.71].

Vùng biển Trung bộ: giới hạn từ vĩ độ 11o30 N - 17o N. Đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn. Độ sâu thay đổi nhất ở khu vực từ Quy Nhơn đến Nha Trang, đường thẳng sâu 200m nằm sát bờ, cách bờ 30 – 35 hải lý sâu tới 1.000 – 2.000 m.

Vùng biển đông Nam bộ giới hạn từ vĩ độ 6oN – 11o30N. Đường bờ biển khúc khuỷu lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Đường thẳng sâu 200m chạy rất xa bờ. Hệ thống sông Cửu Long với nhiều cửa đổ ra biển nên chế độ dòng chảy vùng gần bờ rất phức tạp.

Vùng biển Tây Nam bộ (Vịnh Thái lan): giới hạn từ vĩ độ 6o30’N – 10o30’N, là một vịnh đáy kín, hình lịng chảo, nơi sâu nhất khơng q 80m. Vùng giữa biển đông bao gồm khu vực phía tây quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Đáy biển rất sâu, nhiều chỗ sâu 1.000 – 3.800m. Vùng ven các đảo có quần đảo san hơ. Vùng biển này có thể khai thác cá ngừ đại dương. mực, nhám, cá rạn san hô [16, tr.71].

* Các loại thủy vực ở nước ta

Thủy vực nước ngọt

Nước ta có những thủy vực nước ngọt tự nhiên rất rộng lớn thuộc các hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa nước tự nhiên và hồ chứa nước nhân tạo, hệ thống ao hồ nhỏ, đầm, ruộng trũng ở khắp các vùng địa lý Bắc, Trung, Nam.

Diện tích mặt nước ngọt có khả năng ni Thủy sản khoảng gần 1 triệu ha. Trong đó: ao hồ nhỏ 144.551 ha, ruộng trũng 446.151 ha, mặt nước lớn (hồ chứa) 244.361 ha.

Hai hệ thống sông lớn tạo ra hai vùng đồng bằng rộng nổi tiếng ở nước ta, hai vựa lúa và phát triển nuôi trồng Thủy sản thuận lợi là hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình ở Bắc Bộ và sơng Cửu Long, sơng Đồng Nai ở Nam bộ. Khu hệ cá nước ngọt ở phía Bắc khá phong phú, gồm 240 lồi trong đó có tới 30 lồi có giá trị kinh tế. Nhiều lồi tơm nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Khu hệ cá nước ngọt ở phía Nam có khoảng 255 lồi, trong đó có 42 lồi có giá trị kinh tế cao. Có nhiều mối quan hệ giữa hai khu hệ cá Bắc – Na, có 10 loại cá chung nhau vùng cư ngụ, khả năng di giống thuần hóa thuận lợi. Khu hệ cá phía nam có khoảng 200 lồi chung với khu hệ cá của Thái Lan (chiếm khoảng 78%) [16, tr.72].

Thủy vực nước lợ

Những nơi có sự pha trộn nước ngọt từ sơng ngịi đổ ra với nước biển tạo nên các thủy vực nước lợ. Đó là các vùng nước cửa sơng ven biển và rừng

ngập mặn, đầm, phá nằm rải rác suốt chiều dài bờ biển. Tổng diện tích mặt nước lợ hơn 600.000 ha; các tỉnh phía Bắc hơn 84 ha, các tỉnh Nam trung bộ hơn 33.000 ha, các tỉnh Đông Nam bộ hơn 235.000 ha, các tỉnh miền Tây Nam bộ có diện tích rất lớn 437.500 ha. Đây là một mơi trường thuận lợi cho nhiều loại Thủy sản có giá trị sinh sống và phát triển như tôm, cá mặn lợ, cua biển và rong câu [16, tr.72].

Đặc biệt, rừng ngập mặn là một bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, ở đó hình thành nguồn thức ăn chủ yếu từ thảm thực vật cho các loài động vật thủy sinh, là nơi ni dưỡng chính cho các loại ấu trùng giống hải sản lớn lên và trưởng thành. Vì vậy vùng nước lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn vừa có ý nghĩa như một vùng khơng thể thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi biển.

Vùng nước mặt gần bờ.

Xét từ góc độ kinh tế nguồn lực sản xuất, vùng nước mặn gần bờ là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt nam, có độ sâu 30 m nước trở vào ở vịnh Bắc bộ và Đơng, Tây Nam bộ, có độ sâu từ 50 m nước trở vào thuộc Trung bộ. Vịnh Bắc bộ cịn có trên 3000 hịn đảo nên nhiều bãi triều quanh đảo có thể ni các lồi nhuyễn thể có giá trị kinh tế như ngọc trai, vẹm, bào ngư, sị huyết…

Vì vậy nghề đánh cá biển Việt Nam là một nghề khai thác đa lồi và do kích cỡ cá cũng như kích cỡ quần đàn cá rất khác nhau nên đội tàu khai thác cũng phải đa dạng về kích cỡ, về nghề khai thác hoặc phải kiêm ghép nhiều nghề trong một đơn vị tàu thuyền [16, tr.73].

Vùng biển mặn xa bờ

Đây là vùng biển có độ sâu 50m nước trở ra ở Trung bộ và 30 m nước trở ra vịnh bắc bộ và Đơng Tây Nam bộ. Nhìn chung nguồn lợi hải sản mang tính phân tán, quần tụ đàn nhỏ nên khó có thể tổ chức khai thác cơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế khai thác hải sản xa bờ những năm gần đây cho thấy: lượng cá tạp trung bình chiếm tới 40%; lượng cá có thể trực tiếp làm thực phẩm cho nhu cầu trong nước chỉ đạt khoảng trên dưới 50% ở biển phía Bắc, Trung bộ và Đơng Tây nam bộ [16, tr.73].

+ Nguồn lợi Thủy sản môi trường nước mặn xa bờ ở nước ta nhìn chung khơng giàu, mức phong phú trung bình, càng ra xa mật độ càng giảm và nguồn lợi Hải sản càng nghèo, tỷ lệ cá tạp cao (thực tế đánh bắt cho thấy ở miền Bắc lượng cá có thể xuất khẩu trong sản lượng khai thác ngồi khơi chỉ có thể đạt khoảng 5 -15%, ở vùng miền Trung chỉ có một số lồi cá nổi lớn và mực có thể xuất khẩu, Đơng và Tây Nam Bộ lượng cá xuất khẩu được trong tổng sản lượng cũng chỉ có thể chiếm 20%-30%. Trong khi đó, lượng cá có thể dùng trực tiếp làm thực phẩm cho nhu cầu trong nước chỉ đạt khoảng 50% đối với vùng miền Bắc, vùng Trung bộ và 40% đối với vùng biển Đơng và Tây Nam Bộ. Lượng cá tạp trung bình thường chiếm khoảng 40%. Nhìn chung, nguồn lợi Thủy sản mang tính phân tán, quần đàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó là những điều kiện thủy văn của vùng biển rất khắc nghiệt, nhiều dơng bão làm cho q trình khai thác chịu nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất [8, tr.12].

Các lồi sinh vật bậc thấp trong mơi trường nước mặn gần bờ có sản lượng khai thác cao nhất, có khả năng đạt 67% tổng lượng Hải sản khai thác của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ với trên 3.000 hòn đảo đã tạo lên nhiều bãi triều quanh đảo có thể ni các lồi nhuyễn thể có giá trị như Trai ngọc, Vẹm xanh, Vẹm nâu, Hầu sông, Hầu biển, Bào ngư, Sị huyết, Sị lơng, Ngao dầu, Ngao mật… Nguồn lợi Thủy sản có thể ước tính như sau: Tơm có 75 lồi, Mực có 25 lồi, Bạch tuộc 7 lồi, cá có trên 2.100 lồi, trong đó có hơn 100 lồi có giá trị kinh tế. Vùng nước gần bờ (vịnh Bắc Bộ và Đông, Tây Nam Bộ) từ 30m nước sâu trở vào và vùng Trung Bộ 50m nước sâu trở vào là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt Nam [8, tr.13].

+ Tổng diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng đưa vào ni trồng Thủy sản khoảng 965.000 ha bao gồm: Vùng triều 873.000 ha, eo vịnh 92.000 ha. Đây là vùng mơi trường sống cho nhiều lồi thủy đặc sản có giá trị như Tơm, Rong câu, các lồi Cua cá mặn, lợ [8, tr.14].

Vùng biển rộng lớn phía ngồi là khơng gian phát triển nghề cá đa lồi với đặc trưng nổi bật nhất là quanh năm đều có cá đẻ (tập trung vào tháng 3 đến tháng 7) và thường phân đàn không lớn. Đây là nơi phát triển nghề đánh bắt Hải sản với khoảng 1.000 chiếc hoạt động hàng ngày trên biển, góp phần vừa làm kinh tế vừa bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển Tổ quốc. Bên cạnh đó, có thể ni Hải sản trong Lồng đến độ sâu 50m thì ở vùng biển này cũng có thể phát triển được nuôi trồng Thủy sản

+ Mơi trường nước ngọt nước ta có những thủy vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ sung nguồn nước cho các thủy vực. Ở vùng bờ, diện tích có khả năng ni trồng Thủy sản vùng triều khoảng 1,1 triệu ha, diện tích vùng đầm có khả năng phát triển Thủy sản khoảng 12.000 ha [8, tr.15].

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w