- Về cầu Thủy sản
5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,
3.2.6. Giải pháp về tài chính
- Đánh giá hiệu quả các hạng mục đầu tư của các lĩnh vực ngành trong giai đoạn vừa qua; rà soát và xác định nhu cầu vốn đầu tư trên nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tránh lãng phí.
- Xây dựng cơ chế và chính sách phù hợp để huy động và thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư để phát triển ngành Thủy sản.
Đối với nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư cho các hạng mục chính, cơ bản như quy hoạch, nghiên cứu, xây dựng hệ thống thủy lợi cấp vùng…
- Xây dựng cơ chế, biện pháp xử lý dứt điểm lãi suất và nợ gốc khoản vay vốn đầu tư phát triển Thủy sản trong giai đoạn vừa qua.
- Trong thời gian tới (Hội nhập kinh tế quốc tế), các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài, vốn vay ưu đãi trong và ngoài nước sẽ giảm dần. Tuy nhiên, để phát triển ngành Thủy sản vừa phục vụ xuất khẩu (sản xuất hàng hóa), vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, thì ngồi nguồn vốn được huy động từ các thành phần kinh tế, cần có sự hỗ trợ nguồn ngân sách của Nhà nước, kể cả vốn vay và vốn viện trợ chính thức của Chính phủ các nước, tài trợ của các tổ chức quốc tế để đầu tư phát triển ngành Thủy sản phát triển, đạt được mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành đến năm 2020. Các nguồn vốn được bổ sung như sau:
- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các hạng mục: Quy hoạch; Xây dựng hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các vùng sản xuất giống tập trung, vùng nuôi tập trung, cơ sở hậu cần dịch vụ nuôi trồng Thủy sản, nghiên cứu khoa học, khuyến ngư, xúc tiến thương mại, quản lý và giám sát mơi trường.
- Vốn tín dụng trung hạn, dài hạn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất bột cá, cơ sở sản xuất giống cấp II và cải tạo ao, đầm nuôi của các thành phần kinh tế; Đóng mới, cải hốn tàu thuyền khai thác xa bờ, trang bị các thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác xa bờ; Đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy chế biến, kho lạnh phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm Thủy sản.
- Vốn tín dụng ngắn hạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm, cá và các vật tư chuyên dùng phục vụ cho nuôi trồng Thủy sản; Xăng dầu phục vụ khai thác, mua nguyên vật liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
- Vốn đầu tư nước ngồi thơng qua các dự án được đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư.
- Ngân sách nhà nước cần tăng mức đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng hạ tầng nghề cá, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên
lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần trên biển đảo, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp sang nghề khác, bảo đảm khi chuyển nghề mới phải có thu nhập cao hơn nghề cũ, hỗ trợ cho ngư dân về lãi suất để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác thủy sản xa bờ, ..Trong đó, cần tập trung trước hết cho việc đầu tư vốn cho hộ ngư dân đóng mới, cải hốn tàu có cơng suất lớn để chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, chuyển từ nghề làm các dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.
- Thực hiện việc xử lý dứt điểm lãi suất và nợ gốc khoản vay vốn đầu tư phát triển để đóng mới, cải hồn tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với các HTX khai thác mới chuyển đổi hoặc mới thành lập. Tăng cường hỗ trợ lãi suất cho số hộ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang phát triển sản xuất nông nghiệp, nghề công nghiệp hoặc mua bán thương mại, dịch vụ khác…