Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 84 - 86)

- Về cầu Thủy sản

5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,

3.2.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mạ

- Củng cố và phát triển thị trường cơ bản Mỹ, EU và Nhật Bản, mở rộng và phát triển các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Liên bang Nga nhằm tăng khối lượng và kim ngạch Thủy sản xuất khẩu.

- Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm Thủy sản, phát triển các đối tượng mới và thị trường mới. Tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới, tiềm năng như Châu phi, Trung đông, Đông Âu, Trung Á, Châu Mỹ La tinh để xuất khẩu các sản phẩm Thủy sản

- Tìm kiếm thị trường xuất khẩu nguồn lao động nghề cá nhằm nâng cao đời sống cho người lao động.

- Tăng cường năng lực xúc tiến thương mại cho các sản phẩm Thủy sản ở các thị trường trọng điểm và tại WTO. Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận với thông tin thị trường, thương mại Thủy sản. Chun mơn hóa các hoạt động xúc tiến thương mại hàng Thủy sản ở cả thị trường trong và ngoài nước.

- Tổ chức nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngồi nước nhằm cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm Thủy sản.

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm Thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu. Cải tiến công nghệ và trang thiết bị trong chế biến thủy sản để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm Thủy sản của các nước nhập khẩu.

- Xây dựng chiến lược phát triển, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu sản phẩm Thủy sản.

- Tập trung xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho các nhóm sản phẩm chủ lực: tôm, cá tra, cá basa, rô phi, nhuyễn thể, cá ngừ…

- Từng bước tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm Thủy sản Việt Nam tại nước ngồi để chủ động điều phối hàng hóa tại thị trường lớn. Xây dựng mối quan hệ liên kết, hợp tác kinh doanh với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trường.

- Đổi mới phương thức công tác phát triển thị trường theo hướng chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.

- Chú trọng việc tổ chức lại sản xuất, nhất là tổ chức lại các vùng nuôi trồng Thủy sản tập trung theo hướng liên kết sản xuất với các nhà khoa học, nhà quản lý, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Trong khai thác Thủy sản, tổ chức lại sản xuất theo tổ đội, hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu.

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm mới có tiềm năng về thị trường.

- Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc hình thành hệ thống cảng cá, chợ cá để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch; đồng thời tổ chức lại hệ thống nậu vựa, phát huy vai trị tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này nhằm từng bước quản lý tốt thị trường nguyên liệu.

- Tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, với cơ cấu thích hợp phục vụ chế biến tái xuất đáp ứng yêu cầu cơ cấu sản phẩm của thị trường, khắc phục tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ của sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w