Những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển Thủy sản trong giai đoạn tiếp theo đó là:
+ Nguồn lợi Thủy sản ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạn cho phép; mơi trường sống của các lồi thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại, chất lượng có xu hướng ngày càng suy giảm.
+ Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng Thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; xuất hiện dấu hiệu thối hóa, xuống cấp ở một số vùng ni nước lợ; rủi ro trong nuôi trồng Thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai.
+ Sự cạnh tranh trong xuất nhập khẩu Thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệt về yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ mơi trường sinh thái, thương hiệu sản phẩm địi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn.
+ Trình độ cơng nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động Thủy sản của một số nước trong khu vực đã đạt được ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm Thủy sản.
+ Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất Thủy sản đang có xu hướng gia tăng sẽ gây khó khăn cho phát triển Thủy sản bền vững. + Khi mặt bằng đời sống xã hội được nâng cao, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao động nơng thơn thì việc thu hút lao động tham gia phát triển Thủy sản, đặc biệt là nghề KTTS sẽ gặp nhiều khó khăn, vì đây là nghề có thu nhập thấp, nặng nhọc, nguy hiểm và rủi ro cao. Người dân hoạt động trong ngành Thủy sản có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là khu vực ven biển và ngư dân tham gia nghề KTTS. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng các cơng nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Do thiếu phương tiện quản lý người khai thác trên biển, thiếu hệ thống thông tin tổ chức sản xuất gắn liền với thông báo về thiên tai và tổ chức phòng tránh cứu nạn, các cơng trình trú bão. Tác động của thiên tai, bão lũ đối với ngành thủy sản gây ra nhiều thiệt hại: Ngư dân, tàu thuyền và các vùng ni…
+ Suy thối, khủng hoảng kinh tế thế giới được dự báo sẽ diễn ra thường xuyên và tần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Thủy sản.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINHTẾ THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ
3.1. DỰ BÁO VỀ BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN VÀ QUANĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Dự báo thị trường Thủy sản