- Về cầu Thủy sản
5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,
3.2.8. Giải pháp về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế
Đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, hợp tác nghiên cứu và phát triển với các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt các cường quốc có nghề Thủy sản phát triển mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng giữa các bộ, Ban, ngành, các Viện, Trường và các địa phương với các Tổ chức phi Chính phủ, nhằm xây dựng các cơng cụ pháp lý, sản xuất có hiệu quả cao hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong ngành Thủy sản để tăng hàm lượng khoa học – công nghệ trong sản phẩm Thủy sản, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất.
KẾT LUẬN
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển kinh tế Thủy sản có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, giải quyết được vấn đề nâng cao đời sống, việc làm cho người lao động, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Hàng Thuỷ sản được xác định là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong thời gian qua, nhất là năm năm trở lại đây. Phát triển kinh tế Thuỷ sản đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, xố đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhiều vùng nông thôn trong cả nước, bước đầu làm chuyển đổi cơ cấu nông thôn ven biển. Tuy nhiên tỷ trọng kinh tế Thuỷ sản còn thấp trong nền kinh tế quốc dân. Do đó trong thời gian tới, để nâng cao tỷ trọng và khẳng định vị thế của ngành Thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới, địi hỏi phải có sự nỗ lực của mỗi cơ sở, mỗi doanh nghiệp trong ngành, kết hợp với sự hỗ trợ đồng bộ, có hiệu quả từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý trong ngành.
Thông qua việc tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của kinh tế Thuỷ sản; Phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế Thuỷ sản trong hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua và chỉ ra những mặt đạt được, cũng như những hạn chế, bức xúc cần giải quyết; Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế Thuỷ sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Đối với Nhà nước luận văn kiến nghị: Nhà nước phải tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp SXKD thuỷ sản, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành hoạt động SXKD Thuỷ sản, đổi mới và hồn thiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp và ngư dân…Làm được như vậy chúng ta hồn tồn có thể hy vọng vào một triển vọng tăng trưởng bền vững của ngành Thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới.