Giải pháp về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 91 - 94)

- Về cầu Thủy sản

5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,

3.2.7. Giải pháp về quản lý nhà nước

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao sức canh tranh của hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là do doanh nghiệp, Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, nhưng bằng việc tạo ra môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Thủy sản. Điều đó địi hỏi Nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, luật thương mại, xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng ổn định, rõ ràng, thơng thống, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Thủy sản. Để làm được điều đó cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành Thủy sản từ cấp Trung ương xuống địa phương

Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động Thủy sản theo các lĩnh vực ngành phục vụ cơng tác quản lý để hạn chế tình trạng xâm hại nguồn lợi,

kinh doanh các loại thức ăn, con giống, thuốc kém chất lượng, khơng áp dụng các quy trình sản xuất an tồn vệ sinh thực phẩm…

- Nghiên cứu, xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý các hoạt động trong ngành, có cơ chế và chính sách khuyến khích phát triển, bên cạnh đó cũng có những chế tài phù hợp. Tiến hành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các lĩnh vực ngành để có căn cứ pháp lý kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ cho từng lĩnh vực ngành (theo quy hoạch và dự án đầu tư) để kiểm soát, quản lý và định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành Thủy sản.

Định kỳ theo quy định 3 năm 1 lần rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách và các Chương trình dự án cấp Quốc gia, cấp vùng trong ngành Thủy sản.

- Chính phủ cần tích cực tun truyền để thay đổi cách nhìn của nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, để họ thừa nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường và xóa bỏ những bất hợp lý trong quy định đối với hàng Thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

- Cần đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO và cải cách luật pháp theo chuẩn mực của WTO, để có thể dựa vào những nguyên tắc của tổ chức này nhằm đối phó với các rào cản chống bán phá giá của phía đối tác nước ngồi. Đồng thời khi vào WTO sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp các nước thành viên WTO cạnh tranh công khai, công bằng ở thị trường các nước thành viên.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến quy trình, thủ tục liên quan đến hải quan, ngân hàng, vận tải, giáo nhận, kiểm định hàng hóa xuất nhập cảnh. Đặc biệt nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thông tin vào công tác hải quan của cơ quan hải quan. Đồng thời cán bộ hải quan cũng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương để hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hải quan đạt hiệu quả và nhanh chóng hơn.

- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển mơ hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện từng vùng, miền. Hình thành các Trung tâm quản lý nghề cá để hướng dẫn các hoạt động trong ngành Thủy sản.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các quy trình quản lý, sản xuất mới, tiên tiến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp trong quản lý hoạt động sản xuất giữa các ngành kinh tế để tránh chồng chéo, mâu thuẫn và lãng phí trong sử dụng và khai thác tài nguyên.

- Xây dựng và tăng cường mơ hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng vùng biển ven bờ; Giao mặt nước ven bờ kết hợp được xây dựng với các HTX đủ mạnh để cùng với Nhà nước quản lý các hoạt động nghề cá, nhằm thực hiện việc giảm sức ép khai thác ven bờ, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác quá mức ở vùng ven bờ. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển mơ hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện nghề cá từng vùng biển. Thành lập các trung tâm quản lý nghề cá ven bờ ở các vùng để hướng dẫn, quản lý tàu thuyền, đảm bảo khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn lợi.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với tàu khai thác hải sản. (1) Tổ chức đăng ký và nghiêm túc thực hiện việc cấp giấy phép khai thác hải sản cho các tàu cá hoạt động trên các vùng biển. (2) Thực hiện sơn vỏ tàu hoạt động theo giấy phép được cấp trên các ngư trường để tạo thuận lợi cho các lực lượng quản lý, kiểm soát và bảo vệ dễ dàng phát hiện các tàu vi phạm quy định trên các tuyến biển. (3) Thiết lập hệ thống thơng tin và kiểm sốt an tồn tàu cá qua vệ tinh. (4) Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý khai thác hải sản. Từ nay đến năm 2010 hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước lĩnh vực khai thác hải sản từ Trung ương đến cơ sở; thí điểm mơ hình quản lý cấp vùng; lập phòng quản lý khai thác và quản lý nguồn lợi cấp huyện và mơ hình quản lý cộng đồng ở cấp xã (khu vực ven biển). (5) Tăng cường chức năng và

trang bị cho hệ thống kiểm ngư và xây dựng Trung tâm quản lý nghề cá. (6) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý nghề cá cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến HTX…

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w