- Về cầu Thủy sản
5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,
3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Việt nam có lợi thế về sức lao động rẻ do dân số đông và số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, riêng lao động trong ngành Thủy sản hiện cả nước chiếm gần 9% lực lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên đại bộ phận lao động trong nghề cá là lao động giản đơn, số đã qua đào tạo còn rất hạn chế. Mặt khác đa số lao động nghề cá có trình độ văn hóa thấp: 70% lao động nghề cá ở khu vực tư nhân mới học hết tiểu học, số lao động tốt nghiệp phổ thơng trung học chỉ có 2%. Vì vậy năng suất, chất lượng lao động không cao. Hiện thực nêu trên đang đặt ra cho ngành Thủy sản Việt Nam một thách thức rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế ngành Thủy sản. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
- Thường xuyên đánh giá lại tình hình đào tạo, sử dụng và đãi ngộ lao động nghề cá, đặc biệt nhân lực có trình độ chun mơn cao. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý và sản xuất nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển.
- Mở rộng xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý, triển khai và ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực sản xuất của ngành Thủy sản.
- Đánh giá nhu cầu lao động nghề cá, trên cơ sở đó củng cố, mở rộng các cơ sở đào tạo nghề cá trong nước phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch đào tạo và định hướng phát triển nghề nghiệp cho các thành phần kinh tế dựa trên nhu cầu thực tiễn sản xuất.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực ở các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật Thủy sản cao như Mỹ, Na Uy, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…Trong đó chú trọng đào tạo đại học và sau đại học cho các đơn vị nghiên cứu, quản lý ngành. Tổ chức chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động Thủy sản.
- Mở rộng xã hội hóa trong việc đào tạo cho lao động nghề cá. Trước mắt tập trung phổ cập bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu khai thác xa bờ; đào tạo cho số lao động chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang làm dịch vụ du lịch ven biển và chuyển đổi nghề khai thác sang làm nông nghiệp, nuôi trồng Thủy sản, nghề công nghiệp, thương mại dịch vụ; xây dựng các điểm khuyến nông, khuyến ngư để hướng dẫn kỹ thuật mới cho ngư dân phải chuyển đổi nghề nghiệp.