Giải pháp về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 81 - 84)

- Về cầu Thủy sản

5 Tiêu thụ Thủy sản vùng ĐBSCL Triệu tấn 0,40 0,46 0,

3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Đa dạng hóa các tổ chức sản xuất trong khai thác, nuôi trồng Thủy sản như hợp tác xã kiểu mới (theo cơ cấu tổ chức của Luật Hợp tác xã), tổ hợp tác, các hiệp hội, câu lạc bộ và các công ty, liên doanh, doanh nghiệp. Chú trọng đặc biệt đến xây dựng các “doanh nghiệp cơng ích” ở các vùng biển trọng điểm nghề cá. Ưu tiên tập trung đối với tổ chức sản xuất trên các vùng biển đảo: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần trên biển… Phối hợp với ngành kinh tế khai thác để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng.

- Phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức ngành hàng, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt nâng cao vị thế và vai trò của Hội nghề cá Việt Nam nhằm tạo lập mối liên kết giữa chế biến với khu vực sản xuất nguyên liệu để tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Xây dựng và từng bước hồn thiện các hình thức tổ chức phù hợp: Củng cố các HTX khai thác hiện có và xây dựng mới các HTX nghề cá kiểu mới theo Luật HTX. Phát triển các hình thức tổ, đội, liên tập đồn khai thác để thực hiện các mơ hình đề tài đã đề xuất. Cùng với việc phát triển các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế ven biển, cần tạo thuận lợi cho các hộ ngư dân, các tổ, đội khai thác có đủ tiềm lực phát triển và đăng ký xây dựng các doanh nghiệp theo luật hiện hành. Chú trọng đặc biệt đến xây dựng các “doanh nghiệp cơng ích” ở các vùng biển trọng điểm nghề cá.

- Tạo cơ chế gắn kết các khâu của ngành từ sản xuất (khai thác, nuôi trồng) thu mua, bảo quản, chế biến, phân phối, lưu thông, xuất nhập khẩu và cung ứng dịch vụ để phát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lấy hiệu quả tổng hợp cuối cùng làm thước đo.

- Tổ chức lại sản xuất phải được xem là bước đột phá trong phát triển ngành. Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế hợp tác thích hợp, tổ chức đồng quản lý và quản lý trên cơ sở cộng đồng nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nuôi trồng Thủy sản và môi trường cho sự phát triển bền vững. Chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường cơng tác vận động tập hợp cộng đồng nông ngư dân trong các tổ chức như: Chi hội nghề cá, Chi hội ni Thủy sản, để có thể huy động sức dân giúp đỡ nhau trong sản xuất , ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với Thủy sản ở địa phương.

+ Phát triển giống

Nâng cao nguồn lực nghiên cứu và sản xuất của hệ thống giống Quốc gia, các Trung tâm giống vùng, Trung tâm giống của tỉnh; hệ thống sản xuất giống để đủ điều kiện nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo giống mới, nhập giống mới đáp ứng cho việc bảo tồn giống gốc, sản xuất giống có chất lượng cao để cung cấp cho các địa phương và xuất khẩu.

Tiếp tục triển khai các đề án nghiên cứu về giống theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình phát triển giống Thủy sản đến năm 2010” gồm:

Nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất giống và bảo tồn một số lồi cá có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng như cá Anh vũ, rầm xanh, lăng, chiên, cá hơ, cá chìa vơi, cá tra dầu, cá bông lau, cá bống kèo, cá diếc gù.

Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lưu giữ giống qua đông, đồng thời xây dựng các trung tâm lưu giữ qua đông một số loại Thủy sản không

chịu lạnh ở các vùng gần các suối nước nóng, đề ra các tiêu chuẩn cho con giống qua đơng.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển giống Thủy sản tới các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

+ Về chế biến Thủy sản

Tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng Thủy sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng 60-65% sản phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu Thủy sản.

+ Về an toàn vệ sinh thực phẩm

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về vệ sinh an tồn thực phẩm tại cộng đồng, trong đó đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu.

Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt, sớm triển khai thực hiện mã hóa các vùng ni, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm

soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tăng cường hoạt động liên ngành trong cơng tác bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm. Duy trì hoạt động kiểm sốt dư lượng các chất độc hại trong Thủy sản và sản phẩm Thủy sản ni và hoạt động kiểm sốt vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Tăng cường hoạt động phòng, chống đưa tạp chất vào nguyên liệu Thủy sản.

+ Về thức ăn chế phẩm

Khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm; doanh nghiệp chế biến Thủy hải sản đầu tư nâng cấp và xây dựng mới nhà máy sản xuất thức ăn, chế phẩm, sản xuất bột cá; nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, cung cấp cho người nuôi tạo chuỗi kiên kết từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến đến xuất khẩu Thủy sản. Kết hợp với các Viện, Trường, Công ty nghiên cứu và sản xuất các loại thức ăn viên nổi cho các đối tượng như cá Tra, cá lóc, cá rơ phi, tôm càng xanh với giá thành phù hợp, đảm bảo ni trồng có hiệu quả; đồng thời đẩy mạnh xây dựng nhà máy thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi tôm nước lợ và cá biển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w