Đầu tư phát triển kinh tế Thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 47 - 49)

- Điều kiện kinh tếxã hộ

2.2.2. Đầu tư phát triển kinh tế Thủy sản

Trong kế hoạch 5 năm 1976 -1980, Nhà nước đã đầu tư cho ngành Thủy sản gần 2 tỷ đồng Việt Nam theo giá năm 1982, cung ứng một số lượng lớn ngoại tệ, vật tư, trang bị cho các quốc doanh khai thác cá tàu công suất lớn 1000CV, các tàu đánh tôm 400CV…đưa các hợp tác xã quy mô nhỏ ở miền Bắc lên hợp tác xã bậc cao quy mô lớn. Do chạy theo quy mô lớn nên hiệu quả đầu tư rất thấp.

Đến Đại hội Đảng lần thứ V (1982), chủ trường đầu tư của Nhà nước đã có những thay đổi cơ bản do nhận thức rõ hơn đặc điểm nghề cá nước ta, một nghề cá nhiệt đới có nguồn lợi đa dạng và phân tán. Việc Nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm mơ hình “tự cân đối, tự trang trải”, được phép xuất khẩu tự do các sản phẩm Thủy sản tới mọi thị trường…vào thời điểm những năm 1981, 1982 đã được coi là một giải pháp đầu tư hữu hiệu, có tính đột phá cao. Trong kế hoạch 5 năm 1981 -1985, ngành Thủy sản đã chặn đứng được nguy cơ sa sút và những năm tiếp theo liên tục tăng trưởng vững chắc, trung bình 7%/năm [16, tr.96].

Trong thời kỳ 2005 - 2009, tổng đầu tư cho ngành Thủy sản là 2.829 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gần 10%, đầu tư của nước ngoài là 10,6% và đầu tư của khu vực tư nhân lên tới trên 83%. Tính chất nghề cá nhân dân ở Việt Nam không chỉ thể hiện ở cơ cấu sản lượng mà còn thể hiện rõ ràng ở cơ cấu đầu tư cho sản xuất [8, tr.15].

Bên cạnh những đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Nhà nước phát triển và đổi mới phương thức đầu tư gián tiếp bằng hình thức tín dụng thơng qua ngân hàng nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại. Từ 2005, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện một số mơ hình tín dụng nhằm chuyển tải vốn xuống các vùng nông thôn, tới tận các hộ nơng, ngư dân.

Mở rộng tín dụng Nhà nước và tín dụng nhân dân là một hướng đi đúng đắn nhằm phát triển sản xuất Thủy sản, nhanh chóng chuyển sang sản xuất hàng hóa nhiều hơn cho xã hội. Vấn đề lãi suất tín dụng cần linh hoạt, phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, thúc đẩy sản xuất và có tích lũy, đồng thời bảo đảm được vốn vay, vào cuối năm 1998 Nhà nước đã ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đánh bắt hải sản xa bờ”. Bản quy chế thể hiện rõ sự ưu đãi tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho ngành Thủy sản thực hiện chuyển hướng chiến lược trong khai thác hải sản.

Đầu tư nước ngoài vào ngành Thủy sản cịn ít so với nhiều ngành kinh tế khác. Theo Bộ Thủy sản, trong số 85 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) với tổng số vốn khoảng 337 triệu USD đã đăng ký vào ngành Thủy sản thì chỉ có 42 dự án chính thức đi vào hoạt động với số vốn 144,2 triệu USD, trong đó tập trung đầu tư vào ni trồng Thủy sản 68 triệu USD, chế biến 52 triệu USD [16, tr.98]. Số dự án còn lại hoặc bị rút giấy phép hoặc doanh nghiệp từ bỏ ý định đầu tư. Có nhiều ngun nhân làm cho đầu tư nước ngồi vào ngành Thủy sản chưa mặn mà. Ngồi những ngun nhân về thủ tục hành chính, về hành lang pháp lý ổn định cho đầu tư, cịn có những ngun nhân chủ quan quan trọng của ngành Thủy sản như các thông tin về điều tra nguồn lợi, chương trình phát triển từng vùng, từng địa phương không rõ ràng làm cho các nhà đầu tư khơng có cơ sở để lựa chọn. Hơn nữa, sản xuất Thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, tỷ lệ rủi ro cao…cũng đã hạn chế khả năng đầu tư nước ngoài. Theo kế hoạch của Bộ Thủy sản, trong giai đoạn 2001 – 2010, mỗi năm ngành cần tư 70 – 80 triệu USD [16, tr.98] vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết khoảng 30% nhu cầu vốn đầu tư cho tồn ngành. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư từ nước ngồi cịn tạo điều kiện chuyển giao cơng nghệ tiến tiến góp phần giải quyết việc làm và đào tạo lao động kỹ thuật cho ngành.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w