- Điều kiện kinh tếxã hộ
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.3.1. Thành tựu
- Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân.
Từ một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, một số lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần chủ yếu do Nhà nước đảm nhận, Thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
Nếu năm 2005 sản lượng Thủy sản đạt 3485,9 nghìn tấn thì năm 2009 đã tăng lên trên 4847,6 nghìn tấn (tăng gần 1,2 lần). Trong đó khai thác Hải sản tăng 1,14 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,2%/năm; Nuôi trồng Thủy sản tăng lên gần 1,73 lần, tơc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,47%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng Thủy sản đạt 4,7%/năm giai đoạn 2005 – 2009 [Phụ lục 2].
Cơ cấu sản xuất Thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Thủy sản trong tổng GDP cả nước năm 1991 chỉ chiếm trên dưới 1,2%, đã tăng lên 3,37% ở năm 2000 và chiếm 4,12% ở năm 2009 [8, tr.16].
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là lĩnh vực NTTS trong những năm gần đây đã làm gia tăng khối lượng nguyên liệu chế biến Thủy sản, dẫn đến công suất các cơ sở chế biến và nhu cầu lao động cũng không ngừng gia tăng. Nghề chế biến Thủy sản ban đầu chỉ có ở một số ít khu đơ thị hoặc khu cơng nghiệp, đến nay đã phát triển và mở rộng
trên phạm vi cả nước. Từ 170 cơ sở chế biến Thủy sản đông lạnh năm 1995, đến năm 2008 đa tăng lên trên 550 cơ sở chế biến Thủy sản quy mô công nghiệp, đạt công nghệ tiên tiến ở tầm khu vực và thế giới. Trong đó có 3/4 các cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường chính.
Giá trị xuất khẩu Thủy sản liên tục tăng trong thời gian qua, đưa nước ta trở thành một trong 10 nước xuất khẩu Thủy sản có quy mơ lớn nhất thế giới. So với năm 1985 giá trị kim ngạch xuất khẩu Thủy sản năm 2008 đã tăng lên trên 50 lần (từ 90 triệu USD lên 4,51 tỷ USD). Đến năm 2008 sản lượng Thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn thế giới [8, tr.16].
- Góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và an ninh biển, đảo của Tổ quốc.
Các hoạt động trong ngành Thủy sản đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của người dân trong nước. Mức tiêu thụ sản phẩm Thủy sản trong nước tăng từ 12 kg/người/năm năm 1991 lên 19 kg/người/năm năm 2000 và đạt 22 kg/người/năm năm 2009, cao gấp 1,29 lần so với tiêu thụ Thủy sản bình qn đầu người tồn thế giới. Ngành Thủy sản đã góp phần chuyển đổi được gần 380 nghìn ha ruộng trũng, đất bãi đồi hoang hóa, trồng trọt kém hiệu quả sang ni trồng Thủy sản (ở 44 tỉnh thành), làm tăng giá trị sử dụng đất lên từ 4 – 10 lần, song không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia [8, tr.16].
Phát triển Thủy sản đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hải sản (KTHS) xa bờ và NTTS trên biển, đảo đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Ngư dân trở thành lực lượng quan trọng thực hiện chủ trương hành chính hóa, dân sự hóa trên biển và hải đảo, tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyết các tranh chấp trên biển. Ngư dân là chủ thể đóng vai trị quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường.
- Cơ cấu kinh tế Thủy sản tiếp tục đổi mới theo hướng tăng nhanh công nghiệp dịch vụ ngành nghề góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân.
Cơ cấu ngành nghề Thủy sản ở khu vực nơng thơn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực, số lượng và tỷ trọng nhóm hộ Thủy sản tăng chậm hơn số lượng và nhóm trong hộ cơng nghiệp và dịch vụ. Đến 01/7/2006, số hộ Thủy sản ở nông thôn là 692.197 hộ, tăng 160,321 hộ ( 7,6%) so với năm 2005 (528.876 hộ); số hộ tham gia các hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là 3,46 triệu hộ, tăng 1,32 triệu hộ (52%) so với năm 2005. Chính vì vậy so với năm 2005, tỷ trọng hộ Thủy sản khu vực nông thôn tăng từ 3,39% lên 4,38%, tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,8% lên 10,2%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 10,6% lên 14,9%. Tỷ trọng cả hai nhóm hộ cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,8%, tỷ trọng nhóm hộ khác (hộ khơng hoạt động kinh tế) tăng 1,1%. Sự chuyển dich cơ cấu hộ nông thôn thời kỳ 2005 – 2009 diễn ra nhanh và rõ nét hơn so với các thời kỳ trước đấy; trong đó, vùng đồng bằng sơng Hồng chuyển dịch nhanh nhất (tỷ trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ từ 17,9% năm 2005 lên 33,4% năm 2009), tiếp đến là vùng Đông Nam bộ (tăng từ 33% năm 2005 lên 42,9% năm 2009) [8, tr.17].
Cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập chính phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề ở nơng thơn. Phát triển ngành nghề ngày càng đa dạng dần phá thế thuần nông ở nông thôn và hiệu quả sản xuất của các hoạt động phi nông, lâm nghiệp, Thủy sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theo ngành nghề và theo nguồn thu nhập chính. Đến năm 2006, tỷ lệ hộ ni Thủy sản chiếm 13,065% số hộ ở các khu vực nơng thơn nhưng chỉ có 4,59% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động sản xuất Thủy sản; trong đó các vùng có sự khác biệt nhiều là: vùng đồng bằng sông Hồng (1,89%), vùng Đông Bắc 91,03%), vùng Tây Bắc (1,17%), vùng Bắc Trung bộ ((3,84%), vùng duyên hải Nam Trung bộ (7,8%), vùng Tây Nguyên (0,07%),
vùng Đông Nam bộ (2,95%), và cao nhất là vùng đồng bằng sơng Cửu Long (11,35%). Trong khi đó tỷ trọng hộ cơng nghiệp, xây dựng chiếm 10,2% nhưng lại có 11,3% số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng, vùng đồng bằng sông Hồng, hai tỷ lệ tương ứng là: 16,5% và 19,4%; hai tỷ lệ tương ứng của hộ dịch vụ là 14,9% và 15,2% [8, tr.17].
Đặc biệt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quy định bởi đặc điểm quá độ của nghề cá nước ta như một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, bị ảnh hưởng; Thủy sản đã thở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
- Hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được xây dựng và củng cố góp phần hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất.
Ngồi việc cần thiết phải hình thành đầy đủ các loại thị trường: thị trường mua bán sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng để phát huy sức sản xuất, kết cấu hạ tầng cơ sở đã được xây dựng củng cổ và nâng cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường tăng trưởng thông suốt.
Kể từ năm 1995 đến năm 2009, Ngành Thủy sản đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới được 75 cảng cá, bến cá với hơn 10 nghìn mét cầu cảng tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy vai trò khai thác xa bờ của bà con ngư dân. Trong đó có 57 cảng thuộc vùng ven biển, 18 cảng cá thuộc tuyến đảo. Đến cuối năm 2004 đã đưa vào sử dụng 62 cảng cá – bến cá với 9.867 m cầu cảng. Lượng hàng Thủy sản qua cảng năm 2005 là 1.064.450 tấn [8, tr.20]. Quy hoạch và đầu tư xây dựng những cảng cá và các trung tâm thu mua sản phẩm của ngư dân với mục đích làm nơi trao đổi bn bán bằng các hình thức khác nhau, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu sản phẩm của ngư dân tránh tư thương ép giá; là địa điểm thuận lợi trao đổi thông tin không chỉ về giá cả thị trường mà còn về ngư trường và kỹ thuật khai thác. Đây chính là điểm trồi về thương mại và văn hóa làm biến đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa, xã hội của cộng đồng ngư dân.
Tuy nhiên, hệ thống cảng cá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngành khai thác hải sản, vẫn cịn nhiều bến cá, nhiều bãi ngang gây khó khăn và mất an tồn trong hoạt động cung ứng dịch vụ và vận chuyển sản phẩm khai thác được.
Hiện nay có khoảng 700 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 4000 chiếc/ năm và sửa chữa 8000 chiếc/năm [8, tr.20]. Ngồi ra cịn có nhiều xưởng đóng tàu nhỏ ở các địa phương. Tuy nhiên các xưởng này quy mơ cịn nhỏ, chủ yếu đóng tàu vỏ gỗ cỡ nhỏ dựa trên kinh nghiệm của thợ và kỹ thuật đóng tàu truyền thống. Thiếu những nhà máy đóng tàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các vật liệu mới.
Hiện có khoảng 10 cơ sở gia cơng sản xuất lưới sợi. Các cơ sở này mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn lưới sợi nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, hiện tại ngư lưới cụ vẫn phải nhập khẩu tại các nước trong khu vực để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước [8, tr.20].
Có 643 kho lạnh với tổng sức chứa khoảng 78.700 tấn và 14 kho cho thuê với sức chứa 46.000 tấn. Có 120 nhà máy nước đá trong tồn quốc, có khả năng cung cấp nước đã 2.730 tấn/ngày, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước đã của các tàu và các nhà máy chế biến [8, tr.20].
Hệ thống chợ cá cịn ở trạng thái phát triển. Hình thức bán đấu giá ở các chợ cá chưa hình thành. Việc mua bán, tiêu thụ cá ở các chợ phần lớn cho các Nậu cá đảm nhiệm, nên hiện tượng “ Trúng mùa rớt giá vẫn còn xảy ra”.
Hiện Việt Nam có trên 1.100 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, cả của nhà nước lẫn tư nhân, hàng năm sản xuất hơn 10 tỷ cá bột và hương [8, tr.20]: cá chép, cá mè, trắm cỏ…Hầu hết các cơ sở ương giống nằm ở các tỉnh vùng trũng đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.