- Điều kiện kinh tếxã hộ
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Thủy sản nước ta trong giai đoạn vừa qua cũng gặp khơng ít khó khăn, tồn tại do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động.
- Công tác quy hoạch không kịp với tiến độ phát triển; phát triển khai thác, nuôi trồng Thủy sản cịn nhỏ lẻ, tự phát, khơng theo quy hoạch. Đầu tư dàn trải và không đồng bộ; cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác và nuôi trồng Thủy sản cịn yếu kém. Hàm lượng khoa học cơng nghệ trong các sản phẩm Thủy sản cịn thấp, năng lực canh tranh của hàng hóa Thủy sản chưa mạnh.
- Cơng tác quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập; Cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống cộng đồng ngư dân. Phát triển ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những rủi ro cao và không bền vững. Tăng trưởng cao, song hiệu quả chưa tương xứng; đang có sự mất cân đối giữa các ngành nghề, giữa chủ thể và giữa các mơi trường trong quy trình sản xuất – kinh doanh- dịch vụ Thủy sản, việc xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới gần như mới bắt đầu.
- Trong sản xuất kinh doanh còn nhiều tồn tại và bất cập:
+ Về khai thác hải sản, tàu thuyền vẫn tập trung khai thác hải sản ven bờ, trong khi tàu thuyền khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ trật tự, an ninh, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.
+ Về nuôi trồng Thủy sản, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong công tác bảo vệ môi trường; giám sát dịch bệnh trong nuôi trồng Thủy sản, kiểm dịch Thủy sản còn nhiều hạn chế.
+ Về chế biến xuất khẩu, các vấn đề về chất lượng sản phẩm nuôi trồng, chất lượng con giống, quản lý vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề truy suất nguồn gốc sản phẩm Thủy sản vẫn đang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục.
+ Nguồn lợi Thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạn; mơi trường sống của các lồi thủy sinh vật ở một số khu vực bị xâm hại, chất lượng có xu hướng ngày càng giảm.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng Thủy sản; hệ thống cảng cá, bến cá, chợ thủy sản đầu mối, khu neo đậu tránh trú bão…
* Nguyên nhân hạn chế
+ Công tác quy hoạch không theo kịp và đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo, quy hoạch thiếu căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương. Khi quy hoạch đã được xây dựng thì phát triển khai thác, NTTS cịn nhỏ lẻ, tự phát và không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ở nhiều nơi khơng đủ cơ sở để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế sản xuất.
+ Đầu tư thấp, dàn trải và không đồng bộ: Vồn đầu tư cho xây dựng hạ tầng những năm qua còn nhiều hạn chế, được cấp nhỏ giọt, dàn trải và thường chậm so với yêu cầu đầu tư. Đến hết năm 2007, nhà nước mới chỉ cân đối được ngân sách với lượng vốn rất ít (chỉ hơn 22% so với yêu cầu) để đầu tư cho sản xuất và tái sản xuất. Các cơ quan quản lý nguồn vốn cịn thụ động trong việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư làm cho hiệu quả đầu tư giảm.
Thủy lợi cho NTTS là vấn đề bức xúc đã được đặt ra, song đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn, nhất là hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt cho các vùng nuôi tập trung. Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập trung chưa được xây dựng và thực hiện theo quy định.
+ Khoa học – công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, nghiên cứu khoa học chưa thực sự gắn liền với thực tiễn sản xuất. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch được nghiên cứu, song việc áp dụng còn nhiều hạn chế; nghề đánh cá cịn mang nặng tỉnh thủ cơng, lạc hậu về công nghệ và quy mô nhỏ, làm cho chất lượng sản phẩm thấp, khó quản lý và hiệu quả khơng cao. Chưa đủ khả năng tạo lập được bộ giống mới áp dụng nhu cầu chất lượng và thị hiếu thị trường, đặc biệt là giống phục vụ nuôi biển và thủy sinh vật cảnh chưa nhiều. Tình trạng dịch bệnh Thủy sản phát sinh và phát tán nhanh, nhưng chưa có giải pháp khắc kịp thời và phòng trị triệt để.
Khả năng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến chỉ được thực hiện ở các dự án lớn, các doanh nghiệp có khả năng về tài chính. Các cơng trình nghiên
cứu thường được tiến hành đơn lẻ, thiếu tính hệ thống nhằm đáp ứng nhanh u cầu của sản xuất là chính; có quy trình cơng nghệ nhưng chưa thể làm chủ cơng nghệ.
Phương pháp hoạt động khuyến ngư mang nặng tính hành chính, phân phối, phân phát, chưa dựa vào nhu cầu phát triển đối với các lĩnh vực sản xuất của ngành, như phát triển các dịch vụ hậu cần, khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các hệ thống và mạng lưới thông tin liên lạc…và nhu cầu của nông, ngư dân trên các vùng, miền khác nhau.
Công tác khuyến ngư thiếu nhân lực ở các cấp đã kéo dài trong nhiều năm. Hoạt động truyền thơng cịn nhiều hạn chế, chưa làm được cầu nối, thực hiện cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tin khoa học, công nghệ, thị trường, mơ hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, mơ hình hợp tác xã, mơ hình nơng thơn mới.
+ Hệ thống tổ chức quản lý ngành còn chưa đồng bộ; cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân. Hệ thống văn bản quản lý chưa đồng bộ và nhiều văn bản đã lạc hậu chưa được rà soát, chỉnh sửa phù hợp. Hệ thống thanh tra Thủy sản chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả; lực lượng làm công tác kiểm dịch của các địa phương còn mỏng, thiếu trang bị, vẫn cịn tình trạng thiếu tính thống nhất trong hệ thống kiểm dịch động vật Thủy sản ở các địa phương.
+ Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đặc biệt là cán bộ về khai thác Thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và mơi trường sống của các lồi Thủy sinh vật. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Thủy sản còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, đặc biệt ở cấp huyện, xã.
+ Cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân. Đối với những người nông dân nghèo muốn đầu tư vào lĩnh vực Thủy sản thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn do khơng có tài sản thế chấp. Vì vậy, cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân.
Thu nhập bình qn của lao động Thủy sản cịn chưa cao so với các ngành nghề khác ở nơng thơn; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng ngư dân cịn thiếu thốn, chưa có những chính sách thỏa đáng cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các vùng biển đảo xa.
+ Điểm xuất phát của ngành Thủy sản thấp.
Nghề cá nước ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quản lý theo ngư hộ, đầu tư ít cho cơng nghệ và mơi trường, tính tuân thủ pháp luật và quy hoạch lỏng lẻo. Các cộng đồng làm nghề Thủy sản nhìn chung cịn nghèo, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ cịn rất nhiều hạn chế, do đó rất khó khăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.