Về Cung Thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 66 - 68)

+ Dự báo cung trên thế giới. Theo dự báo của FAO (2009), xu hướng

nghề cá thế giới đến năm 2030 là:

Sản lượng thực phẩm Thủy sản từ khai thác chỉ tăng 1,2% mỗi năm kể từ đầu năm 1970, trong khi sản lượng ni trồng Thủy sản bình qn trên 6%/năm. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Thủy sản ngày càng tăng, phụ thuộc vào nuôi trồng Thủy sản. Dự báo đến năm 2020 sẽ có cơ cấu sản lượng giữa khai thác và nuôi trồng Thủy sản là 50/50 [8, tr.28].

Nuôi trồng Thủy sản phát triển sẽ thúc đẩy các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với cơ hội thu được lợi nhuận cao nhờ giá Thủy sản tăng sẽ làm cho diện tích, sản lượng và năng suất ni trồng Thủy sản tăng. Tuy nhiên, hoạt động nuôi Trồng thủy sản cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: những vấn đề về môi trường, các rủi do dịch bệnh và phản ứng của xã hội đối với các tác động xấu từ nuôi trồng Thủy sản, khiến khu vực này phát triển khơng như mong muốn và đương nhiên có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người nghèo và đến an ninh lương thực.

Vấn đề nguồn lợi và chất lượng mơi trường sống của các lồi thủy sinh vật suy giảm, nhiều hệ sinh thái thủy sinh bị xâm hại sẽ tác động không chỉ đến khai thác và cả nuôi trồng Thủy sản. Vấn đề đang trở thành một trở ngại lớn đối với các nước ven biển, buộc các nước phải có những thay đổi lớn

trong chiến lược phát triển nghề cá, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề Thủy sản, chuyển dần khai thác vùng ven bờ ra xa bờ, phát triển ni trồng Thủy sản trong đó có ni biển và thực hiện các chính sách, quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi Thủy sản, môi trường sống của các loài thủy sinh.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới, thị trường Thủy sản sẽ không ngừng mở rộng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề về bệnh dịch phát sinh trong khu vực các sản phẩm từ gia súc, gia cầm thì cơ hội cho các sản phẩm Thủy sản sẽ tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Đặc biệt các sản phẩm từ biển, những vùng biển sâu.

Các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, sẽ chiếm ưu thế nổi trội về sản lượng Thủy sản từ cả đánh bắt và nuôi trồng. Các quần đàn chưa khai thác hết sẽ bị đánh bắt nặng nề hơn.

Công nghệ đánh bắt và nuôi trồng Thủy sản sẽ giải quyết các thách thức mới ở các nước phát triển và đang phát triển; Giảm nhu cầu dầu cá và bột cá trong nuôi trồng; Giảm thiểu các tác động môi trường của nuôi thâm canh. Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế để đáp ứng các u cầu an tồn thực phẩm địi hỏi phải đầu tư tập trung và cách tiếp cận thận trọng, áp dụng công nghệ thông tin để tăng cường quản lý nghề cá.

+ Dự báo cung ở Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển Thủy sản

mạnh mẽ theo các xu hướng sau:

Sản lượng Thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên sẽ chậm hơn so với giai đoạn trước. Tăng sản lượng Thủy sản chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng. Khai thác Thủy sản không tăng về sản lượng nhưng sẽ chuyển dịch trong cơ cấu sản lượng để tăng giá trị. Khai thác hải sản xa bờ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn khai thác gần bờ, khai thác gần bờ được chọn lọc các nghề thân thiện với môi trường và một số nghề chuyển đổi sang nghề khác có thu nhập cao hơn và bảo vệ môi trường sinh thái.

Xu thế phát triển nuôi biển ngày càng được đẩy mạnh trong việc gắn đa dạng hóa đối tượng ni ven bờ với nhóm nhuyễn thể và thực vật biển và phát triển nuôi cá biển khơi. Tiếp tục nuôi thâm canh để sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước, chủ động quản lý, giảm thiểu tác động môi trường và sản xuất ở quy mô thương mại. Đối với nuôi biển công nghệ phát triển nhanh (lồng bè, sản xuất giống và thức ăn nhân tạo), ít gây tác động đến mơi trường (quy mô nuôi nhỏ và sử dụng thể tích mặt nước/diện tích khơng nhiều).

Tiếp tục đa dạng hóa lồi ni, đặc biệt là các lồi có giá trị cao. Nhiều nước tăng cường nhập ngoại các giống mới về để tăng sản lượng và giá trị, đa dạng các lồi ni cịn có ý nghĩa tránh rủi ro vì chỉ lệ thuộc vào một loại sản phẩm và phù hợp với sinh thái, môi trường. Phát triển nuôi nhuyễn thể, phát triển ni nhóm rong và cá biển.

Ngày càng được áp dụng các biện pháp quản lý về kỹ thuật như BAP, GAP và các công nghệ tiên tiến vào hoạt động phát triển Thủy sản.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w