Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền trong mọi hoạt động phát triển kinh tế Thủy sản.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi Thủy sản đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển các lĩnh vực Thủy sản
Do dân số gia tăng, kinh tế phát triển, nên thị trường Thủy sản trong nước và thế giới tiếp tục mở rộng, sản phẩm Thủy sản ngày càng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng thực phẩm Thủy sản vẫn được ưa chuộng, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển; giá cả thủy sản luôn ổn định ở mức độ cao.
Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất Thủy sản.
Sản phẩm Thủy sản của nước ta nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phục vụ ngành Thủy sản ngày càng tăng trong các lĩnh vực quản lý, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.
Với đặc thù nghề cá nhân dân, phát triển Thủy sản được triển khai rộng khắp từ những vùng biên cương đến các hải đảo xa xôi và bao quát cả vùng biển đặc quyền kinh tế trên biển, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh trật tự và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu cùng các mặt hàng Thủy sản.