Kinh nghiệm Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 31 - 32)

Hiện nay Thái Lan là một trong số các nước xuất khẩu chủ yếu Thủy sản vào thị trường EU. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc phát triển kinh tế Thủy sản là chất lượng cao của sản phẩm. Vì vậy, phần lớn Thủy sản khai thác và nuôi trồng đều được đưa vào các xí nghiệp chế biến hiện đại ở gần các bến cá và trại nuôi.

Trong ngành nuôi tôm, Thái Lan quy định nông dân phải đăng ký với Bộ Thủy sản; các trang trại lớn phải xây dựng khu xử lý nước và các chất thải đáp ứng được tiêu chuẩn áp dụng trong ngành. Đồng thời, Thái Lan còn thành lập được nhiều trung tâm kiểm tra chất lượng tôm xuất khẩu như dư lượng độc tố, kiểm tra chặt chẽ nguồn thuốc phòng bệnh. Thái Lan kiên quyết nghiêm cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng. Mọi trường hợp vi phạm đều bị đình chỉ sản xuất kinh doanh và bị phạt 10.000 bạt. Thái Lan cũng xây dựng các tiêu chuẩn ngành về vùng ni an tồn vệ sinh an toàn thực phẩm và sạch bệnh đối với các cơ sở nuôi công nghiệp.

Các doanh nghiệp chế biến ln đón đầu những cơng nghệ hiện đại và u cầu mới về hệ thống quản lý chất lượng để tích cực nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và phát triển nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Những việc làm đó đã làm cho Thái Lan nổi tiếng về chế biến các sản phẩm Thủy sản có chất lượng cao, các sản phẩm giá trị gia tăng và thủy sản ăn liền. Tuy Thái Lan là nước sản xuất Tôm hàng đầu thế giới nhưng Thái Lan luôn xác định không phải là nước duy nhất nuôi tôm nên cần phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm để mang lại lợi nhuận cao nhất.

Một kinh nghiệm khác của Thái Lan là đã sử dụng các giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành Thủy sản xuất khẩu của mình. Đó là Chính phủ Thái Lan đã liên kết với các Cơng ty bảo hiểm giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu Thủy sản. Nếu lô hàng của doanh nghiệp nào bị trả về, do những rủi ro về cạnh tranh hay chính sách bảo hộ, kiểm tra ngặt nghèo từ nước nhập khẩu thì họ sẽ được bồi thường ít nhất 30% giá trị của lơ hàng bị trả về [42, tr.40]. Ngồi ra nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn cung cấp và giá bán ổn định, mới đây người nuôi Thủy sản Thái Lan đã lập dự án “Hợp nhất hoạt động kinh doanh Tôm” gồm các thành viên là người nuôi Tôm, nhà sản xuất thức ăn và nhà xuất khẩu. Dự án tập trung giải quyết vấn đề nguồn cung cấp thức ăn ni Tơm, Tơm giống trại ni và máy móc, xuất khẩu và truy nguyên nguồn gốc trong chuỗi cung cấp.

Tất cả những nỗ lực của Thái Lan trong hoạt động liên quan đến phát triển Thủy sản đã giúp cho Thủy sản xuất khẩu đứng vững trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế Thủy sản trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w